1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

4 vị trí trên cơ thể trẻ sơ sinh cần chăm sóc kĩ

Trẻ con khi mới sinh ra rất "mỏng manh, dễ vỡ" nên cần được sự bảo vệ của bố mẹ. Những bộ phận sau đây bố mẹ cần phải chăm sóc thật kỹ để con có thể phát triển khỏe mạnh.

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

window.onload = function () {resizeNewsImage(“news-image”, 500);}

Thóp

Tất cả các bộ phận trên cơ thể của trẻ sơ sinh đều rất yếu ớt và cần được bảo vệ cẩn thận. Đôi khi chạm vào bất cứ chỗ nào trên cơ thể bé chúng ta đều cảm thấy vô cùng mềm mại và có cảm giác sẽ làm đau bé nếu cầm hoặc chạm mạnh.

Một trong những bộ phận cần được bảo vệ nhiều nhất đó chính là thóp của bé. Thóp hay còn được gọi là “cửa đình đầu”, nó rất mềm bởi xương đỉnh đầu của trẻ sơ sinh còn chưa khép hết.

Thóp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ não bộ của bé trước áp suất bên ngoài khi bé đi qua khe sinh của người mẹ để chui ra ngoài. Nếu không có thóp bé sẽ bị đau. Thóp cũng có tác dụng như cái đệm khi bé bị ngã và bảo vệ bé khỏi chấn thương não do các bé giai đoạn này rất dễ bị thương khi bắt đầu học lẫy, bò hay đứng.

Cũng bởi vì để bảo vệ bộ phận này của bé mà các bà các mẹ thường đội mũ cho bé trong suốt cả tuẩn đầu, kể cả vào ban đêm. Mặc dù vậy, việc cứ đội mũ cả ngày cho bé cũng không phải là cách bảo vệ tốt. Việc luôn che đầu bé như thế sẽ khiến bé cảm thấy bức bí, khó chịu, nhất là vào những ngày nắng nóng. Hãy nhớ rằng, bé sinh ra không phải quá yếu ớt như chúng ta nghĩ, nếu mẹ có tắm gội thường xuyên cho bé, chỉ cần nhẹ nhàng một chút thì việc bảo vệ thóp cũng không ảnh hưởng gì cả.

Cuống rốn

Cuống rốn là nơi liên kết nhau thai với mẹ, là nơi mà thức ăn đi qua trong suốt quá trình bé nằm trong bụng mẹ. Khi bé chào đời, cuống rốn sẽ là một vết thương hở vì nhau thai được cắt ra từ đấy. Do vậy, đây cũng là bộ phận cần được quan tâm đặc biệt, nếu không bé có thể sẽ bị nhiễm trùng.

Hơn nữa, nếu chăm sóc cuống rốn không đúng cách, mẹ có thể vô tình làm cho bé rơi vào tình trạng nguy hiểm vì biến chứng nhiễm trùng máu. Hãy nhớ vệ sinh cuống rốn hàng ngày cho trẻ, nếu có bất kỳ vấn đề gì cần phải điều trị kịp thời. Quy trình chăm sóc và vệ sinh cuống rốn như sau:

– Rửa tay sạch bằng nước và xà phòng, sát trùng lại bằng cồn 90 độ.

– Nhẹ nhàng tháo băng rốn và gạc rốn.

– Quan sát mặt cắt rốn và vùng quanh rốn xem có bị viêm đỏ, có mủ, có dịch vàng hay có chảy máu không, rốn có mùi hôi không

– Lau rốn sạch bằng gòn và nước chín vô trùng, sau đó thấm khô vùng cuống rốn và chân rốn.

– Sát trùng vùng da quanh rốn bằng cồn 70 độ.

– Có thể để hở rốn hoặc chỉ cần che rốn bằng một lớp gạc mỏng vô trùng.

– Quấn tã vùng dưới rốn, tránh để phân, nước tiểu hay bất kỳ chất gì vấy bẩn lên vùng rốn.

Chú ý, mẹ tuyệt đối không tự ý bôi bất cứ chất lạ gì lên rốn, rốn chỉ được làm sạch bằng nước vô trùng. Nếu không chắc chắn về kĩ năng chăm sóc rốn, các bà mẹ nên nhờ nhân viên y tế đến nhà hướng dẫn.

Bã nhờn da đầu

Nhiều người không biết bã nhờn da đầu là gì nhưng chỉ cần nhắc đến “cứt trâu” là sẽ nhận ra ngay. Bã nhờn da đầu vẫn được dân gian vẫn gọi là “cứt trâu”, đó là những mảng màu đen hoặc nâu trên da đầu của bé. Bã nhờn mặc dù tuy không gây nguy hại gì đến sức khỏe nhưng nó sẽ ảnh hưởng về thẩm mỹ và gây bất tiện cho việc tắm gội.

Nhiều người nghĩ rằng cứ để bé lớn lên rồi những mảng “cứt trâu” sẽ tự bong tróc ra, tuy nhiên, hiện tại mẹ có thể mua những loại dung dịch làm mềm cứt trâu để gội đầu cho bé, làm bong tróc những mảng bám bẩn này ngay từ lúc bé mới chào đời. Ngoài ra, thoa một số nguyên liệu từ thiên nhiên như dầu dừa, chanh, chè xanh lên đầu bé cho “cứt trâu” mềm ra rồi rửa lại với nước sạch cũng là biện pháp rất hiệu quả mà lại an toàn.

Mông, hậu môn và bộ phận sinh dục

Vùng mông, bộ phận sinh dục và hậu môn của bé là vùng rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương và nhiễm khuẩn do thường xuyên tiếp xúc với phân và nước tiểu, trong khi đó, thời gian đầu đời bé lại đi vệ sinh rất nhiều lần trong ngày. Vì thế bố mẹ cần đặc biệt chú ý đến các thao tác chăm sóc, lau rửa cho con.

Cần thường xuyên thay tã cho bé sau khoảng 2 lần bé tè và thay ngay khi bé đi tiêu. Tốt nhất là nên để bé mặc mỗi tã vải để vùng này luôn được khô thoáng. Sau mỗi lần vệ sinh, nên để da khô một lúc trước khi mặc tã để tránh ẩm ướt sinh ra viêm nhiễm, rôm sảy, hăm tã.

Tất nhiên, với bé con yếu ớt và mỏng manh, bất cứ bộ phận nào khi chạm vào bố mẹ cũng cần cẩn thận và không chạm mạnh, tuy nhiên những bộ phận trên là quan trọng và cần được quan tâm nhiều nhất!

G.H

(tổng hợp)

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức liên quan
Bật mí bí quyết trị táo bón cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với dầu massage

Bật mí bí quyết trị táo bón cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với dầu massage

Cách sử dụng dầu khuynh diệp cho trẻ sơ sinh mẹ nên biết

Cách sử dụng dầu khuynh diệp cho trẻ sơ sinh mẹ nên biết

Top 10 dầu gội tốt cho trẻ sơ sinh không cay mắt, mùi màu nhân tạo

Top 10 dầu gội tốt cho trẻ sơ sinh không cay mắt, mùi màu nhân tạo

3 điều cần biết về phấn rôm trẻ sơ sinh

3 điều cần biết về phấn rôm trẻ sơ sinh

10 loại bột giặt cho trẻ sơ sinh chất lượng tốt lành tính giá từ 100k

10 loại bột giặt cho trẻ sơ sinh chất lượng tốt lành tính giá từ 100k

Những loại kem chống hăm tốt nhất cho trẻ sơ sinh

Những loại kem chống hăm tốt nhất cho trẻ sơ sinh

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất