Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Máy rửa bát không còn quá xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam hiện nay khi các nhà sản xuất trong và ngoài nước liên tục giới thiệu ra thị trường nhiều dòng sản phẩm đa dạng. Người dùng có thể tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức trong việc vệ sinh bát đĩa nhờ thiết bị hiện đại này. Nhưng sau thời gian dài sử dụng lượng bụi bẩn tích tụ khiến hiệu quả sử dụng giảm đi đáng kể và việc vệ sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy quy trình vệ sinh máy rửa bát như thế nào là chính xác nhất sẽ được giải đáp trong bài viết chia sẻ ngay dưới đây.
Làm sạch bộ lọc của máy
Bộ lọc được coi là chi tiết vô cùng quan trọng quyết định đến hiệu quả làm sạch của máy rửa bát. Bộ lọc có cấu tạo gồm ba phần gồm tấm lọc chính, rổ lọc tinh và tấm lọc thô. Mỗi chi tiết đều có nhiệm vụ và chức năng riêng để tạo nên một tổng thể hợp lý nhất.
Bộ lọc chính sẽ giữ những mảnh vụn thức ăn nhỏ để hạn chế tối đa việc chung rơi xuống đường ống thoát nước gây tắc nghẽn. Trong khi đó, rổ lọc tinh thực hiện nhiệm vụ giữ lại cặn thức ăn và chất bẩn trong quá trình máy hoạt động. Cuối cùng, bộ lọc thô bẫy các hạt thức ăn lớn.
Để vệ sinh bộ lọc của máy rửa bát, người dùng tiến hành lật ngược toàn bộ bộ lọc để lấy ra khỏi máy một cách nhanh chóng. Tiếp theo là tách từng chi tiết kết cấu và làm sạch lần lượt. Rửa sạch từng bộ phận dưới vòi nước chảy mạnh và dùng bàn chải nhỏ để chà kỹ.
Trong quá trình vệ sinh, người dùng không nên gõ vì sẽ làm sai lệch và giảm hiệu suất chung của máy. Sau khi vệ sinh xong, thực hiện thao tác ấn mạnh để các chi tiết được kết nối chặt chẽ với nhau. Việc vệ sinh bộ lọc của máy cần được thực hiện 1 lần / tuần để đảm bảo hoạt động của máy luôn ở mức cao nhất.
Vệ sinh lồng và thân đúng cách
Khi vệ sinh lồng và thân máy rửa bát, người dùng có thể dùng khăn mềm ẩm cùng với nước lau chuyên dụng để đạt hiệu quả cao nhất. Đối với lồng máy, người dùng kéo ngăn chứa và kiểm tra khu vực xả cũng như thực hiện rửa xung quanh. Điều này sẽ đảm bảo không có vật cứng bám vào làm tắc nghẽn và hư hỏng máy cũng như bát đĩa trong quá trình hoạt động. Các góc cạnh của máy cần được chà kỹ để loại bỏ mọi vết bẩn cứng đầu.
Với phần thân cửa, người dùng dùng khăn mềm lau sạch các đường viền cửa. Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nước vì sẽ dính vào ổ khóa cũng như các linh kiện điện, gây hỏng hóc, nguy hiểm cho người sử dụng. Lồng và thân là nơi tiếp xúc trực tiếp với môi trường nên cần được vệ sinh cẩn thận để đảm bảo an toàn cho cả gia đình.
Làm sạch tay phun nước của máy
Tay phun là bộ phận cấp nước trực tiếp nên cần đảm bảo không bị tắc, cường độ nước ổn định. Người dùng tiến hành tháo tay phun và vệ sinh trong nước xà phòng ẩm để loại bỏ vết bẩn một cách hiệu quả nhất. Đối với các lỗ phun, người dùng dùng bàn chải mềm hoặc tăm để loại bỏ bụi bẩn bám dính. Sau đó rửa lại bằng vòi nước đang chảy để đảm bảo nó sạch hoàn toàn.
Khử mùi máy rửa bát
Trong quá trình vệ sinh máy rửa bát, không thể thiếu thao tác khử mùi toàn diện. Việc khử mùi cần được thực hiện kỹ lưỡng để đảm bảo vệ sinh và bát đĩa không bị ám mùi sau mỗi lần rửa. Cách làm rất đơn giản với nguyên liệu quen thuộc trong gian bếp của mọi nhà đó chính là giấm trắng.
Người dùng đặt một cốc giấm nhỏ vào ngăn trên cùng của máy và bật chế độ vận hành nóng nhất. Sự kết hợp của các đặc tính hóa học cũng như nhiệt độ cao, bụi bẩn, dầu mỡ và mùi khó chịu được loại bỏ hoàn toàn. Kết quả cuối cùng sẽ là một chiếc máy rửa bát sạch sẽ, thơm mát, an toàn cho sức khỏe của cả gia đình.
Vệ sinh máy rửa bát có tầm quan trọng đặc biệt để duy trì hoạt động tốt và ổn định của thiết bị. Người dùng nên cài đặt thời gian vệ sinh máy thường xuyên để máy luôn sạch sẽ và an toàn. Hi vọng những chia sẻ trên đây của Websosanh đã giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích trong việc vệ sinh máy rửa chén.