1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

3 điều cần lưu ý khi sử dụng thẻ tín dụng để chi tiêu

Chi tiêu vượt quá 1/2 hạn mức tín dụng, không chú ý đến cách thức tính lãi suất và thường xuyên rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng là những sai lầm nên bỏ của chủ thẻ tín dụng

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Thẻ tín dụng là một trong những công cụ thanh toán ngày càng phổ biến trong cuộc sống của chúng ta, với những ưu điểm về không phải lúc nào cũng mang đống tiền mặt bền người, đồng thời, có thể tiêu tiền trước, trả tiền sau…

Tuy nhiên, trong khi sử dụng thẻ tín dụng, các chủ thẻ tín dụng Việt Nam hoặc không biết, hoặc rất thờ ơ với một số vấn đề khá quan trọng với thẻ tín dụng.

Dưới đây là những điều mà mỗi chủ thẻ tín dụng cần nắm bắt rõ để có thể tiêu dùng thông minh bằng thẻ tín dụng.

3 điều cần lưu ý khi sử dụng thẻ tín dụng để chi tiêu

3 điều cần lưu ý khi sử dụng thẻ tín dụng để chi tiêu

Đừng tiêu quá 1/2 hạn mức tín dụng

Có vẻ nhiều người nói đây là một lời khuyên ngu ngốc vì “ngân hàng cho tiêu tối đa bao nhiêu thì phải tận dụng hết”. Tuy nhiên, như bạn đã biết, hạn mức tín dụng thường gấp từ 2 đến hàng chục lần thu nhập hàng tháng của chủ thẻ. Chính vì thế, với việc chi tiêu vượt quá mức thu nhập hàng tháng cũng sẽ khiến cho chủ thẻ rơi vào tình trạng tài chính khó khăn trong tháng tiếp theo (mặc dù có thể tích lũy từ trước đó).

Các ngân hàng thường đưa ra một chỉ số là điểm tín dụng, và một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến điểm tín dụng của chủ thẻ tín dụng là tỉ số % giữa số tiền trung bình tiêu hàng tháng của chủ thẻ tín dụng và hạn mức tín dụng thẻ tín dụng của người đó. Những người có điểm tín dụng lý tưởng thường có tỉ lệ này khoảng 7%, và những người có tỉ lệ này rơi vào dưới 20% là tốt, những chủ thẻ tín dụng có tỉ lệ chi tiêu trên hạn mức tín dụng dưới 50% là chấp nhận được, nhưng với những chủ thẻ thường xuyên chi tiêu vượt quá 50% hạn mức tín dụng thì điểm tín dụng sẽ không được đánh giá cao.

Điểm tín dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những ưu đãi mà bạn được hưởng khi sử dụng thẻ tín dụng. Ngoài ra, nó cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc vay vốn ngân hàng sau này của bạn, đặc biệt là với hình thức vay tín chấp. Ngân hàng sẽ căn cứ vào điểm tín dụng để cho bạn vay số tiền phù hợp với khả năng trả nợ của bạn. Những người có điểm tín dụng thấp sẽ được đánh giá là không có kế hoạch tài chính tốt, do đó, số tiền được vay cũng ít hơn, mặc dù thu nhập hàng tháng của họ có thể cao hơn một số người khác.

Chú ý đến cơ chế tính lãi suất nợ quá hạn thẻ tín dụng

Thông thường, ngân hàng sẽ cho bạn khoảng 15 – 20 ngày sau hạn thanh toán số tiền đã tiêu bằng thẻ tín dụng không tính lãi suất. Tức là bạn có khoảng từ 45 – 50 ngày vay tiền không lãi suất từ ngân hàng.

Tuy nhiên, đã quá hạn thanh toán mà chủ thẻ tín dụng không thanh toán, hoặc thanh toán không hết sẽ phải chịu thêm phần tiền lãi tính trên phần đã nợ. Tuy nhiên sự khác biệt là chính ở chỗ này.

Hiện có 2 kiểu tính lãi suất nợ quá hạn thẻ tín dụng: tính trên nợ gốc và tính trên dư nợ còn lại.

Đối với hình thức tính lãi trên dư nợ còn lại

Các dòng thẻ tín dụng ngân hàng trong nước như Vietcombank, Vietinbank, BIDV…thường tính lãi nợ quá hạn trên dư nợ còn lại (tức là bạn chi tiêu 5 triệu từ thẻ tín dụng, nhưng bạn mới trả 3 triệu, thì lãi suất sẽ chỉ tính trên 2 triệu bạn còn nợ)

Đối với hình thức tính lãi trên dư nợ gốc

Điều này có nghĩa là dù bạn đã trả 4,9 triệu đồng mà đến ngày hạn trả tiền bạn vẫn chưa thanh toán hết 100,000 đồng nợ thì số tiền lãi sẽ được tính trên số tiền 5 triệu đồng mà bạn đã chi tiêu từ thẻ tín dụng.

Với hình thức này, thì chủ thẻ sẽ phải chịu khoản phí rất đắt đỏ cho tình trạng nợ quá hạn. Các ngân hàng áp dụng hình thức tính lãi trên dư nợ gốc thường là các thẻ tín dụng ngân hàng nước ngoài như thẻ tín dụng ANZ, thẻ tín dụng HSBC…

Chính vì thế, bạn cần hết sức chú ý để biết hình thức tính lãi suất, từ đó có kế hoạch trả nợ phù hợp. Và tốt nhất là đừng để tình trạng nợ quá hạn xảy ra.

Rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng

Mặc dù là thẻ tín dụng có khả năng rút tiền mặt trên cây ATM, tuy nhiên người chủ thẻ cần hết sức chú ý phí rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng khá cao, thường tính bằng 4% tổng tiền mặt rút, chính vì thế, việc rút tiền mặt cần hạn chế tối đa.

Nhiều người tận dụng thẻ tín dụng để thanh toán, chi tiêu tất cả các hàng hóa và dịch vụ đã mua và sử dụng, điều này có thể rất tiện lợi nhưng cũng kèm theo khá nhiều những mặt hại như dễ bị lộ thẻ khiến kẻ xấu lợi dụng để tiêu dùng nếu bạn cà thẻ ở những điểm không uy tín, nhiều chi phí phát sinh khi sử dụng thẻ để rút tiền mặt hoặc thanh toán…

Chính vì thế, các chuyên gia khuyên người dùng thẻ tín dụng chỉ dùng thẻ tín dụng khi mua hàng hóa dịch vụ mà khi dùng thẻ tín dụng được hưởng chiết khấu, giảm giá…và đồng thời chỉ dùng thẻ ở những điểm tiêu dùng uy tín.

Mong rằng với những thông tin trên đây bạn đã có những kinh nghiệm để sử dụng thẻ tín dụng một cách thông minh và hợp lý hơn.

Xem thêm Điểm tín dụng – yếu tố mà chủ thẻ tín dụng không thể không quan tâm

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam

O.N

Tin tức liên quan
Hướng dẫn cách làm thẻ tín dụng ngân hàng ANZ

Hướng dẫn cách làm thẻ tín dụng ngân hàng ANZ

Nên làm thẻ tín dụng ngân hàng ANZ hay Sacombank tốt hơn?

Nên làm thẻ tín dụng ngân hàng ANZ hay Sacombank tốt hơn?

So sánh các loại thẻ tín dụng ngân hàng ANZ phát hành

So sánh các loại thẻ tín dụng ngân hàng ANZ phát hành

So sánh thẻ tín dụng ngân hàng ANZ và VPBank

So sánh thẻ tín dụng ngân hàng ANZ và VPBank

Nên làm thẻ tín dụng ngân hàng ACB hay ANZ tốt hơn?

Nên làm thẻ tín dụng ngân hàng ACB hay ANZ tốt hơn?

Điều kiện và thủ tục vay tín chấp qua hạn mức thẻ tín dụng của ANZ và Prudential

Điều kiện và thủ tục vay tín chấp qua hạn mức thẻ tín dụng của ANZ và Prudential

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất