Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong những giai đoạn đầu đời. Ngoài ra, trẻ từ 06 tháng tuổi có thể dùng thêm các loại thực phẩm bổ sung để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng duy trì sự phát triển cơ thể song song với bú sữa mẹ. Cùng tham khảo thêm thông tin về dòng sữa công thức cần bổ sung cho bé có tốt không nhé.
1. Đặc điểm của các loại sữa công thức dành cho bé
Trước tiên, để trả lời được câu hỏi sữa công thức có tốt không thì các mẹ phải có những kiến thức cũng như hiểu biết nhất định về sữa công thức.
Sữa công thức còn có tên gọi khác là sữa bột cho trẻ em. Đây được coi là sự lựa chọn tối ưu trong trường hợp bất khả kháng mà mẹ không thể cho con bú. Bởi thành phần của loại sữa này được nghiên cứu khá kỹ lưỡng, mô phỏng theo công thức hóa học của sữa mẹ nên hoàn toàn có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của bé và thay thế một phần của sữa mẹ. Các loại sữa công thức ấy đều có những đặc điểm như sau:
1.1 Được sản xuất phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ
Tùy theo từng giai đoạn hay độ tuổi phát triển khác nhau của trẻ, sữa công thức sẽ được sản xuất thật phù hợp để các mẹ cũng sẽ có những sự lựa chọn đúng đắn.
- Sữa cho trẻ sinh non nhẹ cân: phổ biến như Frisolac Premature, Similac Natural hay Enfalac Premature… Đó đều là loại sữa chứa nhiều chất dinh dưỡng như khoáng chất, protein, vitamin thiết yếu nên sẽ bổ sung được nguồn năng lượng rất dồi dào cho bé.
- Sữa cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi: trẻ sơ sinh sử dụng sữa mẹ hoàn toàn là tốt nhất. Tuy nhiên, với các mẹ quá ít sữa, sữa về không đều, không đủ cho con bú thì nên sử dụng sữa công thức I – loại sữa có thành phần dưỡng chất cần thiết và gần nhất với sữa mẹ. Không những vậy, loại sữa này rất thích hợp với cơ chế hấp thu và chuyển hóa chất dinh dưỡng, lại ít gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Một số dòng sữa phổ biến trong giai đoạn này như Similac, Dumex 1, Enfalac, Dielac 1 hay Nan 1…
- Sữa cho trẻ từ 6 – 12 tháng: những loại sữa như Dielac 2, Meiji 1, Novalac, Dielac Optimum 2, Nan 2, Similac 2… là các dòng sữa có năng lượng cao rất phù hợp cho bé.
1.2 Thành phần chính đủ 4 yếu tố dinh dưỡng
Thực ra, rất ít người biết rằng sữa công thức được sản xuất chính là mô phỏng và cố gắng “sao chép” sữa mẹ thông qua sự kết hợp phức tạp của các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bé như protein động vật lẫn thực vật, rồi các vitamin, khoáng chất, đường hay cả chất béo. Trong đó:
- Protein được coi là nền tảng cho sự phát triển của tế bào, từ đó hình thành lên các bộ phận trên cơ thể trẻ.
- Chất béo giúp phát triển chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể, nhất là cơ quan thần kinh. Đồng thời nó còn là nguồn năng lượng quan trọng cho các hoạt động thể chất của bé.
- Các vitamin sẽ hỗ trợ phát triển xương và chiều cao, đồng thời còn là yếu tố bổ sung để bé hấp thu các khoáng chất trong sữa. Chúng gồm 2 nhóm là tan trong nước như vitamin C và vitamin B phức hợp. Nhóm còn lại là tan trong chất béo sẽ có vitamin A, D, E, K.
- Khoáng chất thiết yếu cho cơ thể sẽ bao gồm iot, kali, kẽm, magie, natri, canxi, phốt pho… Mỗi khoáng chất sẽ giữ một vai trò và trọng trách riêng. Nếu canxi có vai trò quan trọng trong việc hình thành và bảo vệ xương, răng thì sắt giúp quá trình tuần hoàn oxy trong máu, tham gia vào phát triển nhận thức của trẻ nhỏ còn kẽm sẽ hỗ trợ sự phát triển và chức năng của hệ thần kinh, sự phân chia và tăng trưởng của tế bào…
1.3 Thành phần bổ sung thường gồm:
Điểm làm nên sự khác biệt của các loại sữa công thức chính là ở tỷ lệ, hàm lượng các thành phần và một số chất bổ sung được thêm vào khác nhau. Ví dụ, các chất được bổ sung đều có lợi cho hệ tiêu hóa, tăng chiều cao, phát triển trí thông minh có thể kể đến là chất xơ, lợi khuẩn, AHA, ARA… Hầu hết các thương hiệu sữa công thức đều bổ sung các chất dinh dưỡng nhằm phát triển trí tuệ thông minh cho bé như Omega 3 – một loại chất béo rất cần thiết cho sự phát triển trí não và thị lực của trẻ. DHA quan trọng cho sự phát triển của não bộ và võng mạc…
2. Khi nào mẹ có thể cho bé uống sữa ngoài?
Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu mà không cần thêm bột ăn dặm hay sữa ngoài. Đây cũng chính là điều mà Viện dinh dưỡng đã khuyến cáo các bậc phụ huynh. Tại sao lại như vậy? Là bởi sữa mẹ chứa rất nhiều khoáng chất và kháng thể, không chỉ giúp bé phát triển khỏe mạnh mà còn có thể chống lại được các bệnh tật.
Do đó, có thể nói khoảng thời gian thích hợp nhất để cho trẻ uống sữa ngoài chính là từ 6 tháng tuổi trở lên. Đồng thời, cũng cần lưu ý là khi trẻ càng lớn thì nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sẽ càng nhiều. Và nhất là các em bé ở giai đoạn 4-6 tháng lại cần một lượng sữa mẹ nhiều hơn so với giai đoạn trẻ từ 1-3 tháng.
Vì vậy, người mẹ luôn phải ăn uống hợp lý để đảm bảo bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng có trong nguồn sữa dành cho bé. Trong trường hợp nếu mẹ không có đủ sữa cho trẻ thì cũng cần phải cân nhắc thật kỹ để sử dụng thêm các loại sữa ngoài hay bột ăn dặm phù hợp cho con ăn ngon, đủ chất.