Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Ngải cứu có thể chế biến được nhiều món ăn và cũng là một loại thảo dược có khả năng bồi bổ sức khỏe, giảm các cơn đau nói chung. Loại cây này có vị đắng, mùi thơm và tính ấm. Để sử dụng hiệu quả hơn, mời bạn xem 15 tác dụng của ngải cứu trong bài viết dưới đây của Websosanh nhé.
1. Tác dụng của ngải cứu với bà bầu
1.1 Chữa kinh nguyệt không đều, khí hư
Ngải cứu có tác dụng rất tốt trong các vấn đề phụ khoa như kinh nguyệt không đều, viêm nhiễm âm đạo, khí hư bất thường. Đây là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng mà chị em nên bỏ túi để sử dụng khi cần đấy.
Nếu như các bà bầu muốn loại bỏ các nấm ngứa vùng kín thì có thể dùng bài thuốc sau: Dùng 20g lá ngửi cứu non, 1 nhánh gừng và 1 ít muối, đem tất cả rửa sạch. Bạn cho nguyên liệu vào nồi đun sôi và dùng để xông bên ngoài vùng kín. Khi nước nguội thì bạn dùng để rửa bên ngoài âm đạo, sau đó tráng lại bằng nước sạch rồi lau lại bằng khăn khô. Mỗi tuần nên thực hiện 3 lần để có hiệu quả.
1.2 Chữa động thai
Một trong những công dụng chăm sóc sức khoẻ của ngải cứu đó chính là chữa động thai. Nếu bạn bị động thai do va chạm hoặc chấn thương thì có thể dùng để ổn định lại. Bạn có thể chần trứng gà bổ dưỡng với ngải cứu cho chín nhừ rồi ăn cả nước và bã. Món này rất hiệu quả trong việc an thai.
1.3 Chữa băng huyết, thổ huyết
Trong trường bà bầu bị ra máu thì hãy sử dụng bài thuốc sau: Lá ngải cứu và tía tô mỗi loại 16g, sắc cùng 600ml nước. Lấy 100ml thuốc uống thành 3 lần trong ngày.
1.4 Chảy máu cam
Một tác dụng của ngải cứu mà rất ít người biết đó là cầm máu cam. Loại thực phẩm bổ dưỡng này có thể làm ngừng chảy máu và giúp cho kinh mạch ấm hơn. Ngải cứu sẽ rút ngắn thời gian chảy máu cam và nhanh chóng làm đông máu. Nếu thường xuyên bị chảy do nhiệt thì bạn có thể dùng bài thuốc sau: ngải cứu tươi, tiên sinh địa hoàng, hà diệp tươi và trắc bá diệp tươi sắc lên để uống.
1.5 Chữa đau bụng, đau dây thần kinh
Khi bị đau bụng, đau dây thần kinh bạn có thể lấy một nắm ngải cứu, đem rửa sạch rồi giã nát. Vắt lấy nước rồi thêm mật ong vào, uống hai lần vào trưa, chiều. Bạn nên thực hiện cách này từ 1 – 2 tuần để có hiệu quả.
1.6 Điều trị thấp khớp ghẻ lở
Chất tanin, cineol trong ngải cứu có thể chống phù nề, giảm đau. Ngoài ra còn các chất khác giúp tăng sức đề kháng, lưu thông mạch và giảm sưng viêm. Bạn nên uống trà ngải cứu để hỗ trợ điều trị thấp khớp. Với các vết ghẻ lở thì nên giã nhỏ cùng vài hạt muối rồi đắp lên và băng lại.
1.7 Giảm nôn mửa
Nếu bị nôn mửa, bạn có thể dùng ngải cứu khô đem sắc lên để uống, mỗi ngày 2 lần. Tác dụng của ngải cứu sẽ giúp ngăn và giảm dần tình trạng nôn mửa.
1.8 Điều trị lỵ ra máu
Vốn được coi là vị thuốc quý trong việc chữa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, ngải cứu có thể dùng để điều trị lỵ ra máu. Bạn hãy giã nát rồi đắp vào hậu môn, thực hiện mỗi ngày để có chuyển biến tốt.
2. Tác dụng của rau ngải cứu với phụ nữ sau sinh
2.1 Điều trị cơ thể suy nhược
Ngải cứu sẽ giúp bồi bổ sức khỏe cho phụ nữ sau sinh. Bạn có thể chế biến món trứng ngải cứu, vừa dễ ăn lại có tác dụng rất tốt. Tuy nhiên, một tuần chỉ nên ăn tối đa 3 quả trứng. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện bài thuốc sau: ngải cứu, đinh quy, quả lê, câu kỷ tử và thịt gà ri. Đem các nguyên liệu này hầm cùng nước, nêm gia vị nhạt rồi chia làm 5 phần ăn trong cả ngày. Thường xuyên ăn món này sẽ giúp tăng cường sức khỏe, ăn uống ngon miệng hơn.
2.2 Điều hòa kinh nguyệt
Khi kinh nguyệt quá nhiều, không đều hoặc bị đau bụng kinh thì bạn có thể đem ngải cứu sắc lên, lấy nước uống hàng ngày trước khi có kinh 1 tuần. Mỗi ngày nên sử dụng loại thức uống này 3 lần để ổn định kinh nguyệt và không đau bụng kinh nữa. Nếu muốn giảm cơn đau bụng kinh tức thời thì bạn có thể dùng một nắm lá hơ nóng cùng muối hạt, đem chườm lên bụng thì tác dụng của ngải cứu cũng phát huy rất tốt.
2.3 Cầm máu
Với các vết thương bị chảy máu, bạn nên giã nát lá ngải cứu rồi đắp lên vết thương, như vậy có thể cầm máu, giảm đau nhức và sát khuẩn rất tốt. Bằng cách này thì vết thương hở cũng không bị nhiễm trùng.
2.4 Giúp vết thương mau lành
Tinh dầu trong ngải cứu có chất chống viêm, giảm đau cơ bắp và còn giúp vết thương, vết loét chóng lành, vết bầm tím nhanh tan. Ngoài ra, trong loại rau này còn một số chất hỗ trợ tuần hoàn máu. Nhờ đó mà việc trao đổi chất toàn thân được cải thiện, vết thương nhanh lành lại và lên da non. Tác dụng của ngải cứu sẽ giúp cải thiện các vấn đề về da từ trong ra ngoài.
2.5 Trị mụn nhọt
Loại rau này cũng góp phần trong việc chăm sóc các loại da dầu nhờn, mụn, khô, nhạy cảm vào mùa hè nhờ chất tanin trong ngải cứu có tác dụng ngăn ngừa các mụn nước và một số loại viêm da khác. Tinh dầu ngải cứu còn có thể trị sẹo do mụn và và vết thâm sau mụn nữa. Bạn có thể dùng trộn cùng dầu oliu rồi bôi lên mặt trước khi đi ngủ, để qua đêm. Bằng cách này tuần hoàn máu dưới da sẽ dễ dàng lưu thông, các tế bào da nhanh tái tạo sẽ khiến sẹo mụn và vết thâm biến mất.
2.6 Trị cảm cúm, ho, viêm họng, đau đầu, đau dây thần kinh
Rau ngải cứu là một trong nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng để phòng ngừa bệnh nguy hiểm được dân gian tin dùng. Nó có thể giúp bạn trị cảm cúm, ho, viêm họng, đau đầu, đau dây thần kinh.
Bạn đem ngải cứu giã nát, vắt lấy nước rồi thêm mật ong nguyên chất thơm ngon, uống 2 lần trong ngày. Duy trì trong hai tuần để cải thiện tình trạng đau đầu. Ngoài ra, bạn cũng có thể xông hơi. Bạn lấy ngải cứu kết hợp cùng lá bưởi và sả đun với nước cho sôi. Đun xong thì nhấc nồi xuống, mở vung ra rồi lấy chăn trùm kín cả người cùng nồi nước xông trong vòng 15 phút. Bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả rất rõ ngay sau lần xông đầu tiên.
2.7 Công dụng của lá ngải cứu với trẻ em
Tác dụng của lá ngải cứu không chỉ riêng với người lớn, mà đối với trẻ em còn có thể trị rôm sẩy, mụn nhọt, sốt phát ban, trị ho và làm ấm cơ thể. Nếu bạn dùng lá ngải cứu tắm cho bé sẽ giúp da bé được diệt khuẩn, nốt đỏ lặn dần.
Bạn thực hiện tắm cho bé như sau: Lá ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào nồi nấu sôi đến khi nước ra màu xanh là được, đùng nước ngải cứu pha với nước tắm cùng vài hạt muối.
Lấy khăn nhúng ướt rồi lau khắp người cho bé, tắm xong thì bạn dùng nước sạch tắm lại rồi lau khô người cho bé. Da của các bé khá nhạy cảm nên bạn hãy kiểm tra xem bé có bị dị ứng với ngải cứu hay không trước khi thực hiện nhé. Ngoài ra, nếu da bé bị trầy xước thì không nên tắm bằng lá này, tránh làm bé bị nhiễm khuẩn.
2.8 Giúp làm sạch và bổ sung độ ẩm cho da
Ngải cứu có thể thay các sản phẩm giữ ẩm và làm mềm da rất tốt. Với da nhờn thì nó sẽ giúp làm sạch dầu và bã nhờn bám trên da. Bạn có thể xay nhuyễn lá ngải cứu rồi đắp lên mặt trong 20 phút, sau đó rửa mặt thật sạch bằng nước. Mỗi tuần thực hiện 2 lần để có hiệu quả tốt nhất. Một cách khác để làm đẹp là bạn cho vào nồi đun sôi thật kỹ rồi lọc lấy nước. Dùng nước đó rửa mặt sáng và tối sẽ duy trì được làn da sạch mụn.
3. Ngải cứu còn có tác dụng gì khác
3.1 Sơ cứu vết thương
Dùng ngải cứu giã nhỏ cùng muối trắng đắp vào vết thương sẽ giúp cầm máu và sát khuẩn. Giữ cho vết thương không bị nhiễm trùng.
3.2 Trị mụn và dưỡng da
Bạn có thể dùng nước đun để xoa lên da mặt, giúp da mặt được cung cấp độ ẩm và trở nên mịn màng. Tác dụng của rau ngải cứu trong việc làm đẹp đã được chứng minh là rất hiệu quả.
3.3 Giảm mỡ bụng
Ngải cứu có chất phân giải cholesterol rất hiệu quả, tinh dầu ngải cứu còn có khả năng kích thích cơ thể đổ mồ hôi, nhờ vậy hỗ trợ giảm mỡ bụng rất hiệu quả. Bạn có thể ăn hoặc uống nước ngải cứu để cải thiện vóc dáng của mình.
3.4 Tăng cường sức khỏe
Ngải cứu giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, thải độc cơ thể. Ăn ngải cứu còn giúp bạn có sức khỏe dồi dào, ít ốm vặt hơn.
3.5 Giảm nhẹ triệu chứng đau lách đau dạ dày do lạnh
Tinh dầu và tính đắng trong ngải cứu giúp chống viêm loét dạ dày. Ngoài ra tính ấm của ngải cứu sẽ giúp cơ thể tán hàn và giảm các cơn đau do lạnh. Bạn có thể ép nước uống trong vài ngày để giảm đau.
3.6 Chữa bệnh mồ hôi trộm
Bạn đem lá ngải cứu rửa sạch rồi rang khô, hạ thổ rồi quấn thành từng điếu nhỏ. Mỗi lần dùng thì đốt từng điếu hơ chân tay cho tinh dầu ngải cứu thấm vào da. Cách này sẽ giúp hạn chế tình trạng ra mồ hôi trộm rất hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể dùng kết hợp với ô hải, bạch phục thần nấu sôi cùng nước để uống cũng làm giảm mồ hôi trộm.
3.7 Chữa trị bệnh nổi mẩn do ẩm ướt
Để trả lời thêm cho câu hỏi: “ngải cứu chữa bệnh gì?” thì bạn có thể xem tác dụng cuối cùng này. Đem ngải cứu khô đốt thành than, tán nhỏ cùng phèn chua, hoàng bách rồi trộn với hương dầu bôi vào vùng da bị nổi mẩn ngứa. Các vết nổi mẩn sẽ nhanh chóng biến mất.
4. Người nào không được ăn rau ngải cứu
Rau ngải cứu được xem là một loại rau gia vị để chế biến các món ăn thơm ngon. Tuy nhiên khi sử dụng các bạn cũng cần phải lưu ý bởi có một số trường hợp không thể sử dụng rau được.
4.1 Người bị rối loạn đường ruột
Những người bị rối loạn đường ruột không nên dùng ngải cứu vì chính tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu của chúng sẽ làm cho người bệnh thêm nặng và khó kiểm soát hơn.
4.2 Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu
Với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu đang ổn định, không bị động thai thì không được ăn ngải cứu, rất dễ dẫn đến các cơn co thắt gây ảnh hưởng đến thai nhi. Người ta vẫn tranh luận về việc ngải cứu có tốt cho bà bầu hay không, chưa có kết luận rõ ràng. Nên ngoại trừ trường hợp bị động thai thì trong 3 tháng đầu bà bầu không nên ăn ngải cứu.
4.3 Người mắc bệnh viêm gan
Đối với người bị viêm gan, tinh dầu ngải cứu sẽ dẫn đến xơ gan cổ trướng, viêm da cấp tính và nước tiểu có dịch mật.
Những người trong các trường hợp trên cần kiêng để đảm bảo cho sức khỏe. Ngoài ra, những người mang thai trên 3 tháng và không mắc bệnh gì cũng nên dùng ngải cứu với liều lượng nhất định. Không nên sử dụng quá nhiều trong thời gian dài, sẽ dẫn đến các tác dụng phụ có hại.
Nếu trong gia đình bạn có người cần dùng ngải cứu để chữa bệnh hoặc bạn muốn mua để chế biến các món ăn sau khi biết được tác dụng của ngải cứu thì bạn nên chọn mua ngải cứu ở những địa chỉ bán rau sạch và uy tín. Chỉ có đảm bảo an toàn thực phẩm mới phát huy được tính y dược tích cực, không gây ngộ độc cho người sử dụng.