Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Các nguyên nhân phổ biến nhất của thiếu máu là do thiếu sắt, thiếu hụt vitamin B12, và sự thiếu hụt acid folic trong máu. Bên cạnh đó thì còn một số lý do khác như cho con bú, lão hóa, rối loạn di truyền và nhiễm giun, nhưng phổ biến nhất là do thiếu chất sắt trong chế độ ăn uống. Các triệu chứng thường gặp của thiếu máu là: Mệt mỏi, ngủ lịm, nhạy cảm với nhiệt độ, khó thở… hay nghiêm trọng hơn như ợ nóng mạn tính, sưng tay và chân, tăng tiết mồ hôi, nôn…
Ngoài việc bổ sung các vitamin tổng hợp có chứa sắt, axit folic thì bạn cũng có thể tự phòng chống và làm giảm chúng thiếu máu cho mình bằng cách bổ sung các thực phẩm sau:
Hải sản
Hầu hết các món hải sản như nghêu, bạch tuộc, sò, hến, ốc biển lớn, mực, sò… có chứa rất nhiều sắt. Một số loài cá như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá cơm cũng rất giàu chất sắt. Hàu Thái Bình Dương là một trong những loài có lượng sắt khổng lồ với 7,2 mg sắt cho mỗi 100g cơ thể. Bạn nên bổ sung hải sản khoảng 2-3 lần mỗi tuần để ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Nếu bạn lo ngại về ô nhiễm thủy ngân, có rất nhiều nguồn khác của sắt trong danh sách này.
Hải sản có chứa rất nhiều sắt
Đào, mận và nho sấy khô
Ba loại trái cây sấy khô trên cũng là là nguồn cung cấp chất sắt tuyệt vời. Đào khô có tới 6 mg sắt cho mỗi 100 gram quả. Bạn chỉ cần trộn một vài quả mận khô, nho khô, và đào khô trong một cái bát, sau đó thêm một chút bột yến mạch vào buổi sáng, buổi chiều như một bữa ăn nhẹ, hoặc ăn như một món tráng miệng buổi tối c mỗi ngày để giúp ngăn chặn bệnh thiếu máu.
Mật mía
Một thìa mật mía có chứa tới 3.2 mg sắt. Bạn có thể ăn mặt mía với một số loại hạt như yến mạch hay các đồ ăn nhiều tinh bột như khoai tây, xôi, bánh chưng…
Bột yến mạch
Trong bột yến mạch có chứa khá nhiều sắt. Tuy nhiên, yến mạch cũng chứa một hợp chất gọi là axit phytic, có thể ức chế sự hấp thu sắt, do đó bạn không nên coi yến mạch là nguồn bổ sung sắt chủ yếu. Trong bột yến mạch cũng chứa vitamin B, bao gồm cả B12, cũng rất quan trọng đối với những người bị thiếu máu.
Nấm
Có thể bạn không tin nhưng những loại nấm ít ngon sẽ cung cấp riboflavin, niacin, sắt và beta-glucans, giúp tạo hồng cầu trong máu. Tùy thuộc vào loại nấm bạn tiêu thụ mà lượng sắt nhiều hay ít. Có loại nấm có chứa tới 8mgs sắt trên mỗi 100g nấm.
Các loại hạt
Các loại hạt cũng là một nguồn cung cấp chất sắt rất tốt. Các loại hạt có chứa sắt cũng rất phong phú, đa dạng, nhưng loại hạt được biết đến với hàm lượng sắt cao nhất trong tất cả các loại hạt đó là hạt hồ trăn với 15 mg mỗi 100g hạt.
Táo
Táo là loại hoa quả rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là cải thiện mức độ sắt trong máu. Chỉ cần thêm một vài lát táo vào cốc sữa chua hay một bát yến mạch là bạn đã có một bữa ăn nhẹ vừa ngon miệng lại vừa giảm nguy cơ thiếu máu cho cơ thể.
Táo là loại hoa quả có chứa sắt
Cà chua
Trong cà chua có chứa hai hợp chất quan trọng đối với những người thiếu máu, đó là vitamin C và lycopene. Các vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt dễ dàng hơn, còn lycopene có tác động mạnh mẽ để chống lại các loại bệnh (đặc biệt là ung thư). Ngoài ra, cà chua rất giàu beta carotene và vitamin E, sẽ giúp làn da và mái tóc của bạn khỏe và đẹp hơn. Thêm cà chua vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp cơ thể bạn hấp thụ chất sắt tốt hơn.
Mật ong
Đây thực sự là một cách “ngọt ngào” giúp ngăn chặn bệnh thiếu máu! Mật ong không chỉ cung cấp các khoáng chất cần thiết cho cơ thể mà nó còn là một loại thực phẩm chứa sắt dồi dào. 100 gam mật ong có chứa khoảng 0,42 gam sắt. Ngoài ra, mật ong cũng chứa magiê và đồng có tác dụng tăng lượng hemoglobin trong máu của bạn.
Bơ đậu phộng
Có hàng chục cách để kết hợp bơ đậu phộng vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn, quá như ăn với bánh mì nướng vàobuổi sáng, ăn cùng sữa chua, hay nhúng một quả chuối trong bơ đậu phộng vào bữa ăn nhẹ buổi chiều! Trong hai muỗng canh bơ đậu phộng có chứa tới 0,6 mg sắt – một lượng sắt không hề nhỏ cho cơ thể của bạn.
Trứng
Trứng thường được bổ sung trong bữa ăn của các bà bầu không chỉ bởi nó chứa nhiều chất dinh dưỡng mà nó còn chứa một lượng sắt khá lớn. Một quả chứng có chứa tới 1 mg sắt. Trứng cũng rất dễ ăn vì có thể chế biến được nhiều món. Một người lớn khỏe mạnh có thể ăn tới 1 quả trứng gà một ngày.
Củ cải đường
Rễ củ cải đường là một thực phẩm nổi tiếng khi muốn chữa trị bênh thiếu máu. Nó sẽ cung cấp cho cơ thể bạn đủ lượng sắt để tạo thêm lượng hồng cầu trong cơ thể, giúp cơ thể luôn có đủ lượng oxy để hoạt động. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng rễ củ cải đường có nguồn gốc hữu cơ để tránh những tác hại của thực phẩm biến đổi gen (GMO) mang lại.
Củ cải đường cũng là nguồn cung cấp sắt hiệu quả cho cơ thể
Rau bina
Loại rau màu xanh đậm này có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Rau bina đưcó chứa canxi, vitamin A, E, C, B9, chất xơ, beta-carotene, và, tất nhiên là có chứa sắt. Một chén rau bina có chứa tới 3.2 mg sắt, tương đương 20 phần trăm lượng sắt hàng ngày của bạn.
Socola đen
Đây là một thông tin rất hữu ích cho những “tín đồ” của socola và cacao. Một chén bột ca cao có chứa tới 11.9 mg sắt và thậm chí một thanh sô cô la có chứa tới 1.1g sắt, rất phù hợp cho những người “mê” loại đồ ăn này.
Thu Hương(Tổng hợp)
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam