1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

13 bước xử lý khi chiếc smartphone của bạn bị dính nước

Websosanh - Điện thoại bạn không may bị dính nước. Bạn đang lúng túng không biết giải quyết thế nào? Hãy để websosanh giúp bạn gợi ý một vài cách vô cùng hữu ích nhé!

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Bạn đã bao giờ vô tình làm rơi chiếc điện thoại di động vào trong bồn rửa hoặc thậm chí tệ hơn là toilet hay những cơn mưa bất chợt khiến bạn quên rằng chiếc điện thoại trong túi có thể bị ướt. Bạn hãy thử nghiệm một vài bước dưới đây để có thể cứu sống chiếc điện thoại của mình.

1. Lấy điện thoại ra khỏi nước càng sớm càng tốt. Cổng thoại, lỗ nhỏ micro, sạc, cáp kết nối usb có thể dễ dàng ngấm nước làm hư hại. Sau khi lấy máy bạn hãy tắt máy ngay lập tức dù nó có đang làm việc hay không để ngăn chặn sự ngắn mạch.

2. Điện thoại của bạn sẽ không bị hư nhanh nếu bạn lấy nó ra khỏi nước ngay lập tức

– Nếu điện thoại được kết nối với bộ sạc và bị nhấn chìm trong nước thì bạn đừng vội lấy nó ra khỏi nước. Bạn hãy thử một vài cách thích hợp để giúp máy an toàn như ngắt công tắc nguồn. Điện và nước khi tiếp xúc với nhau có thể gây ra sốc điện, làm hư máy. Còn nếu điện thoại của bạn không kết nối với bộ sạc thì bạn không phải đắn đo, lấy điện thoại ra khỏi nước càng nhanh càng tốt.

– Bạn cũng không nên quá hoảng sợ khi thấy điện thoại đang nằm trong vũng nước và hành động nhanh chóng để cứu chiếc điện thoại.

3. Sau khi lấy điện thoại ra khỏi nước, bạn hãy dùng khăn giấy hoặc vải mềm để đặt điện thoại lên đồng thời tháo vỏ pin và pin rời ra. Đây là một trong những bước quan trọng để giảm thiểu tiêu hao điện năng cho thiết bị. Nhiều mạch điện bên trong điện thoại sẽ vẫn hoạt động miễn là nó không gắn liền với nguồn điện khi ướt.

4. Tháo thẻ sim. Đối với nhiều người những địa chỉ liên lạc hay các dữ liệu khác được lưu trữ trên SIM cón có giá trị hơn là việc cứu chú dế yêu của bạn. Sau khi lấy SIM bạn hãy vỗ nhẹ nó cho khô hoặc dùng khăn khô hay giấy để lau. Bạn tránh để SIM dưới ánh nắng trực tiếp.

5. Tháo gỡ các thiết bị ngoại vi và phụ kiện của máy như thẻ nhớ,..

6. Lau khô điện thoại bằng miếng giẻ mềm hoặc khăn lụa. Bạn phải nhớ rằng chỉ cần có một giọt nước còn tồn đọng bên trong máy thì ngay lập tức nó sẽ ăn mòn hoặc làm ngắn mạch. Vì thế bạn cần phải loại bỏ càng nhiều nước càng tốt để ngăn chặn sự xâm nhập của nước vào bên trong điện thoại.

– Nhẹ nhàng lau sạch nước, hãy cẩn thận không cho nước lọt vào phía trong thiết bị

– Dùng khăn mềm hoặc khăn giấy để lau tất cả phụ kiện, thẻ nhớ, pin.

7. Sử dụng máy hút bụi. Có thể dùng máy hút bụi để loại bỏ hơi ẩm còn lại trong điện thoại trong vòng 20 phút. Tuy nhiên bạn lưu ý không để máy quá gần điện thoại vì có thể gây ra tĩnh điện, thậm chí có thể còn tồi tệ hơn việc nó bị dính nước.

8. Tuyệt đối không sử dụng máy sấy tóc để làm khô điện thoại

Các chuyên gia khuyến cáo rằng khi bạn dùng máy sấy tóc để làm khô điện thoại thì việc sấy ở nhiệt độ cao sẽ làm hỏng các linh kiện bên trong máy đồng thời tăng độ ẩm bên trong do hơi nước ngưng tụ lại tại các khe hở của thiết bị.

9. Sử dụng một số chất có khả năng hút ẩm cao

– Cách đơn giản nhất mà tiết kiệm chi phí là dùng gạo khô. Gạo khô là nguyên liệu có tính hút ẩm cao, hấp thụ hơi ẩm tốt. Vì vậy bạn vùi chúng vào một chiếc bát hay túi gạo và để nó qua đêm.

– Một cách hiệu quả hơn là bạn có thể sử dụng gói hút ẩm hay có sẵn trong hộp giày, gói mì, thực phẩm khô. Sau đó bạn đặt điện thoại và các linh kiện đi kèm vào một chiếc túi kín khí trong vòng 24 đến 48 giờ. Ngoài ra bạn có thể mua những loại túi hút ẩm thiết kế dành riêng cho việc bảo vệ thiết bị điện tử.

– Xoay điện thoại các vị trí khác nhau mỗi giờ cho đến khi bạn đi ngủ. Việc làm này sẽ giúp loại bỏ được nhiều nước bên trong máy.

10. Đặt điện thoại trên khăn thấm nước, khăn ăn hoặc loại giấy khác

Sau khi dùng gạo hoặc túi hút ẩm hoặc không sử dụng cả hai phương pháp này bạn đặt điện thoại bằng phẳng lên chất hấp thụ. Kiểm tra nguyên liệu hấp thụ 4 đến 6 giờ mỗi lần. Nếu vẫn còn ẩm thì bạn lặp lại các bước.

11. Kiểm tra điện thoại

Sau khi bạn để chúng khô ít nhất 24 giờ hoặc lâu hơn nếu cần thiết hãy kiểm tra tất cả các linh kiện thiết bị của máy đã được khô ráo hoàn toàn. Kiểm tra tất cả các cổng, khe, kẽ hở có còn sót bụi bẩn hay còn ẩm không. Lau sạch bụi bẩn bị dính ở các thiết bị, nắp và lắp pin vào điện thoại. Sau đó bạn khởi động lại máy và xem nó có hoạt động bình thường không.

12. Trường hợp điện thoại không hoạt động, bạn cần mang tới các trung tâm bảo hành hoặc các cửa hàng sửa chữa để kiểm tra lại.

13. Bạn cũng nên mua vỏ bọc cho điện thoại, nó sẽ giúp nước xâm nhập vào máy chậm hơn. Đối với điện thoại màn hình cảm ứng, nên dán màn hình bảo vệ.

Hy vọng với những thông tin cung cấp ở trên bạn hoàn toàn có thể tự tin xử lý khi chiếc điện thoại yêu quý của bạn bị dính nước. Chúc bạn thành công nhé!

T.Thu

Theo wikihow.com

Tin tức liên quan
Có nên mua máy sấy tóc trên Lazada không?

Có nên mua máy sấy tóc trên Lazada không?

Những công dụng

Những công dụng "lạ" nhưng hiệu quả của máy sấy tóc

Robot hút bụi lau nhà nhiều công nghệ Probot Nelson 980 điều khiển qua điện thoại giá tốt nhất

Robot hút bụi lau nhà nhiều công nghệ Probot Nelson 980 điều khiển qua điện thoại giá tốt nhất

Mua máy hút bụi chính hãng giá rẻ ở đâu uy tín ?

Mua máy hút bụi chính hãng giá rẻ ở đâu uy tín ?

[Máy hút bụi] khám phá chi tiết từ A-Z

[Máy hút bụi] khám phá chi tiết từ A-Z

Top 3 máy hút bụi lau nhà nên mua năm 2023

Top 3 máy hút bụi lau nhà nên mua năm 2023

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất