Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
1. So sánh máy ảnh Sony và Fujifilm
1.1. Thương hiệu Sony và Fujifilm của Nhật
Sony và Fujifilm đều là hai hãng sản xuất máy ảnh nổi tiếng tại Nhật Bản. Sony là một tập đoàn đa quốc gia với trụ sở chính đặt tại Tokyo. Đây là một trong những công ty hàng đầu thế giới về điện tử, máy ảnh, máy tính, tivi và đồ dân dụng khác. Máy ảnh Sony có ống kính máy ảnh DSLR tốt nhất hiện nay. Còn Fujifilm là tập đoàn nổi tiếng về phim chụp ảnh và máy ảnh. Hiện nay, Fujifilm có 233 công ty con phân bố rộng khắp châu Âu, châu Á và Mỹ. Các dòng máy Fujifilm có góc chụp rộng, khả năng siêu zoom cực khủng và chống rung tuyệt đối nên sẽ tạo ra những bức ảnh hoàn hảo nhất.
1.2. Các dòng sản phẩm
Sony cung cấp đến người dùng các dòng máy ảnh Sony từ giá rẻ đến cao cấp, bao gồm: Dòng máy ảnh DSLR ( máy ảnh sử dụng gương lật) là dòng máy được sản xuất từ rất lâu với hai sản phẩm nổi bật là Sony A850 và A900, đây cũng là dòng máy ít được sử dụng hiện nay; dòng máy ảnh DSLR (sử dụng gương mờ) được coi là còn bài chiến lược của Sony trong phân khúc dòng máy hầm hồ, có khả năng chống rung trên body cực tốt; dòng máy ảnh Mirrorless Nex (không gương lật) được coi là mũi nhọn tấn công vào thị trường máy ảnh của Sony. Với dòng máy này Sony cho ra đời rất nhiều loại máy ảnh từ phổ thông đến cao cấp như Sony A9, Sony A7S ii, Sony A7R ii, Sony A6000, Nex 7, Nex 5,…
Fujifilm có các dòng máy GFX System ( Fujifilm GFX 100, GFX 50S, GSX 50R… ), Fujifilm X (X-H1, X-Pro2, X-T3,…); Finepix (S9900W, S9400W). Nhìn chung, các dòng máy ảnh của hãng Fujifilm đều có thiết kế nhỏ gọn, bắt mắt, chụp ảnh JPEG rất ổn định và có hệ thống Lens hoàn thiện, tất cả điều đó tạo nên những bức ảnh chân thực, sắc nét và hoàn hảo nhất.
1.3. Thiết kế trọng lượng thân máy
Thiết kế thì cả hai dòng Sony và Fujifilm đều rất gọn nhẹ, nằm gọn trong lòng bàn tay nên dễ dàng cầm đi bất cứ nơi đâu. Về trọng lượng hai dòng có sự chênh lệch không lớn lắm, dòng Sony thường có trọng lượng là 344g còn Fujifilm thì nặng 339g. Máy ảnh Sony có phần báng được thiết kế nhô cao hơn nên dễ cầm nắm hơn Fujifilm, dòng máy Fujifilm có thiết kế phần bám cầm tay rất nông nên khó cầm nắm nếu sử dụng trong thời gian dài.
1.4. Kính ngắm và màn hình LCD
Cả hai dòng máy ảnh đều được trang bị màn hình LCD nhưng các máy Fujifilm là màn hình cảm ứng có thể lật lên trên 180 độ và có độ phân giải rất lớn. Trong khi đó, Sony như Sony A600 thì màn hình không có cảm ứng.
Cả hai dòng đều được trang bị kính ngắm điện tử EVF, tuy nhiên độ phân giải của Fujifilm (2360k điểm) cao hơn so với Sony (2359k điểm)
1.5. Ống kính
Hệ thống ống kính thì dòng Fujifilm những năm qua đã có nhiều đầu tư và đổi mới rất nhiều, hãng trang bị cho dòng máy ảnh X của mình các ống kính Prime và zoom rất đáng nể, đầu tư các zoom đắt tiền.
Còn Sony về ống kính ngắm kém hấp dẫn hơn, các zoom chủ yếu là F/4 không đổi và chậm hơn.
1.6. Khả năng lấy nét
Đây là tính năng rất quan trọng đối với bất cứ máy ảnh nào và đây cũng là một trong các yếu tố để so sánh máy ảnh Sony và Fujifilm cái nào tốt hơn. Đối với dòng máy Fujifilm được trang bị hệ thống AF nên độ bao phủ là 99% bề mặt cảm biến với 117 điểm lấy nét toàn khung, mỗi điểm này còn được chia nhỏ thành 425 điểm nữa. Đồng thời, có 49 điểm lấy nét đơn. Tính đến, thời điểm hiện tại thì đây là hệ thống AF ổn định và tin cậy nhất của Fujifilm.
Còn đối với dòng máy ảnh Sony có độ lấy nét nhanh nhất thế giới với 179 điểm lấy nét theo pha. Nếu bạn muốn đóng băng các đối tượng đang di chuyển thì dòng Sony chiếm lợi thế hơn.
1.7. Cảm biến và bộ vi xử lý
Cả hai máy đều sử dụng bộ cảm biến APS-C, chỉ khác nhau ở độ phân giải của Fujifilm (26.1MP) cao hơn Sonny một chút là 24.2MP. Hai dòng máy có bố cục điểm khác nhau, nếu Sony sử dụng Bayer chuẩn thì Fujifilm lại sử dụng loại X-tra. Dòng Sony trang bị bộ chip xử lý BIONZ X giúp giảm các chi tiết mờ, ngăn nhiễu hình còn Fujifilm là EXR II cho hình ảnh sắc nét, độ phân giải cao và video trung thực. Nhìn chung khả năng xử lý ảnh của hai dòng là tương đương nhau. Tuy nhiên, hãng Fujifilm luôn tạo ra những bức ảnh có chất màu cổ điển vô cùng độc đáo mà hãng Sony không làm được.
1.8. Tốc độ chụp hình
Dòng máy ảnh Sony với màn trập cơ nên tốc độ chụp ảnh nhanh hơn so với Fujifilm, cụ thể Sony 11 khung hình/giây còn Fujifilm là 8 khung hình/giây. Còn chụp ngắm trực tiếp có Blackout của Sony là 8FPS và Fujifilm là 5FPS.
Đối với màn trập điện tử thì Fujifilm lại chiếm ưu thế hơn, tăng lên 20 khung hình/giây còn Sony vẫn chỉ lên đến 8 khung hình/giây. Tuy nhiên, Sony lại có bộ đệm tốt hơn, quản lý khoảng 46 tệp RAW và 99 tệp JPG ở tốc độ 11 khung hình/giây. Trong khi đó, Fujifilm chỉ có thẻ chụp 18 RAW và 81 JPG ở tốc độ 10 khung hình/giây mà thôi.
1.9. Khả năng kết nối
Nếu so sánh máy ảnh Sony và Fujifilm về khả năng kết nối thì cả hai đều có kết nối Wifi không dây nhưng dòng Sony còn được trang bị thêm NFC sẽ giúp cho việc kết nối thuận tiện và dễ dàng hơn nhiều, kết nối không cần mật khẩu.
1.10. Chất lượng Video
Cả hai dòng máy đều quay được video Full HD với mức 60FPS nhưng Sony lại có lợi thế hơn vì các điểm lấy nét theo pha nhiều hơn, tốc độ lấy nét lại nhanh hơn Fujifilm.
1.11. Chế độ bảo hành
Đây là hai dòng sản phẩm đến từ thương hiệu của Nhật Bản nên đều có chính sách bảo hành giống nhau. Các sản phẩm đều được bảo hành từ 12 tháng trở lên và mỗi phụ kiện điện tử lại có thời gian bảo hành khác nhau. Tất cả những lỗi thuộc về nhà sản xuất đều được đổi trả, còn những lỗi thuộc về người sử dụng như để rơi vỡ, sử dụng không đúng hướng dẫn thì sẽ không được bảo hành. Bạn có thể tham khảo các trung tâm bảo hành máy ảnh Sony trên toàn quốc và đến địa chỉ gần nhất khi có nhu cầu bảo hành máy.
1.12. Mức giá bán
So sánh máy ảnh Sony và Fujifilm về mức giá thì không có sự chênh lệch nhiều mà thậm chí giá bán hai dòng này là tương đương nhau. Ví dụ, giá USD cho cả máy ảnh X-T30 và A6400 đều có giá là 900$ cho lẻ body. Tuy nhiên, mức giá của hai dòng này còn phụ thuộc vào các khu vực bán sẽ có giá khác nhau
2. Nên mua máy ảnh Sony hay Fujifilm
2.1. Đánh giá ưu nhược điểm chung của 2 dòng máy ảnh
Hai dòng máy ảnh này đều có những ưu điểm giống nhau như: đều có kết nối không dây, màn hình thiết kế có khớp nối nên bạn có thể tạo nhiều tư thế chụp rất linh hoạt; được trang bị đèn Flash để hỗ trợ chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu; có kính mắt điện tử và được hỗ trợ Raw giúp cho chất lượng hình ảnh tốt hơn.
Tuy nhiên, cả hai dòng máy này cũng có những nhược điểm chung nhất định như: Hình ảnh không được ổn định, khả năng kháng chịu thời tiết đều kém nên không thích hợp sử dụng trong các môi trường khắc nghiệt, khó khăn.
2.2. Lý do bạn nên chọn máy ảnh Sony
Một là, máy ảnh Sony có tốc độ chụp ảnh liên tiếp nhanh 8 khung hình/giây, 8FPS. Đồng thời, Sony có độ lấy nét với tốc độ nhanh nhất thế giới mà chưa một máy ảnh nào vượt qua được tính đến thời điểm này.
Hai là, máy ảnh Sony có khả năng kết nối Wifi dễ dàng, thuận tiện hơn nhờ trang bị thêm NFC giúp kết nối không cần phải mật khẩu như Fujifilm.
Ba là, trọng lượng máy Sony nhẹ hơn, gọn hơn so với Fujifilm rất thuận tiện cho người sử dụng trong các chuyến đi dài ngày.
Bốn là, thời lượng pin của Sony dài hơn, nếu X-T30 chỉ chụp được 380 lần trên pin NP-W126S thì A6400 lại chụp được 410 ảnh trên pin NP-FW50.
Đó là những lý do bạn nên chọn máy ảnh Sony hơn là Fujifilm.
2.3. Có nên mua máy ảnh Fujifilm không?
Việc quyết định mua máy Fujifilm hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu bạn thích chụp những bức ảnh mang đậm nét cổ điển thì Fujifilm là hợp lý nhất. Bởi dòng máy ảnh này luôn tạo ra những bức ảnh mang màu sắc hoài cổ độc đáo nhất mà không máy nào làm được. Ngoài ra, dòng Fujifilm có tính năng chống rung tuyệt đối, góc chụp rất rộng và khả năng siêu Zoom nên chất lượng hình ảnh luôn đảm bảo sự chân thực, sắc nét nhất. Ngoài ra, bạn thích những bức ảnh có thiết kế hầm hố một chút nhưng vẫn tinh tế, sang trọng thì hãy chọn Fujifilm.
Với những tiêu chí để so sánh máy ảnh Sony và Fujifilm được trình bày chi tiết cụ thể ở trên hy vọng sẽ giúp bạn lựa chọn cho mình một chiếc máy ưng ý nhất, phù hợp với mục đích công việc và sở thích của mình nhất. Nếu bạn muốn sở hữu máy ảnh đa chức năng thuộc một trong hai dòng trên thì đừng quên tìm đến những địa chỉ mua máy ảnh chất lượng, bảo hành tốt, đáng đồng tiền bỏ ra về dùng nhé!