Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
1. Cách chỉnh máy ảnh Nikon
1.1. Cài đặt Focus lock
Đầu tiên, để nắm được những hướng dẫn sử dụng máy ảnh Nikon thật tốt, đầu tiên, bạn cần hiểu được Focus Lock là gì. Cụm từ này có nghĩa là khóa điểm cần chụp trên khung hình để lấy nét thật hoàn hảo theo mong muốn của bạn hay nói cách khác đây là cách mà bạn định vị được các đối tượng chụp khác nhau trong khung hình. Các loại máy ảnh kỹ thuật số chất lượng chính hãng đều có thể cài đặt Focus Lock này.
Việc của bạn chính là đặt máy ảnh ở chế độ lấy nét tự động AF – S, sau đó đặt chủ thể cần chụp của bạn vào giữa khung hình và nhấn nút chụp nhẹ cho đến khi máy ảnh lấy được nét. Bạn có thể sắp xếp lại sao cho hình ảnh của vật cần chụp ở bất kỳ vị trí nào trong khung hình nhưng lưu ý là hãy giữ nguyên tay đang nhấn nút chụp và tuyệt đối giữ nguyên khoảng cách giữa bạn và vật cần chụp. Sau khi lấy được nét như mong muốn, bạn có thể nhấn nút chụp như bình thường để có được tấm ảnh bạn muốn.
1.2. Cài đặt Focus Tracking
Điều thứ 2 khi bạn tìm hiểu về máy ảnh Nikon thì hãy đừng quên đến thao tác Focus Tracking nhé. Với cách chỉnh máy ảnh Nikon sẽ giúp bạn chụp lấy nét được những vật đang di chuyển như con chim đang bay, con bướm đang đập cánh, con chó đang đi lại hoặc chạy,…
Thông thường, các dòng máy DSLR Nikon lấy nét tự động linh hoạt như: single (lấy nét đơn), Automatic (lấy nét tự động) và Continuous (lấy nét liên tục). Để lấy nét một vật thể đang di chuyển trước máy ảnh, bạn có hãy chọn chế độ tự động lấy nét liên lục AF – C. Với chế độ này, máy ảnh sẽ liên tục việc điều chỉnh lấy nét bất cứ khi nào màn trập được người chụp nhấn 1 nửa, sẽ giúp chế độ này có thể theo dõi theo vật thể đang di chuyển về phía máy ảnh của bạn hoặc đi cách xa ra.
Khi chế độ F – C được thiết lập xong, máy ảnh của bạn sẽ tự động điều chỉnh tiêu điểm cho đến lúc bạn nhấn nửa phím chụp trên máy. Để dùng Focus Tracking tốt, hãy cố gắng giữ nét trên vật thể đang chụp càng lâu càng tốt, nếu không sẽ dễ dẫn đến việc máy ảnh lấy nét ở phần khác xung quanh vật thể. Nếu như vậy, bạn sẽ mất công chỉnh lại tiêu điểm và đôi khi việc này làm lỡ mất thời điểm vật thể chụp đang đẹp nhất.
1.3. Kiểm soát phơi sáng máy ảnh
Cách chỉnh máy ảnh Nikon còn nằm ở việc bạn thực hiện những kiểm soát phơi sáng máy ảnh thật tốt. Phơi sáng ảnh cơ bản nghĩa là cách bạn làm sáng hoặc làm tối bức ảnh ở chế độ ưu tiên khẩu độ, màn trập hoặc các chương trình không sử dụng phơi sáng bằng tay thủ công.
Nếu lấy sáng – tối tốt bạn sẽ góp phần thể hiện được hồn và nội dung mà bạn muốn truyền tải qua bức ảnh. Phơi sáng thường dùng ở những trường hợp như chụp 1 người bên khung cửa sổ hoặc dưới tán cây có vài tia nắng lọt qua,…
Sử dụng độ phơi sáng bằng cách nhấn vào biểu tượng +/- trên máy ảnh và dùng phần quay số phía sau máy để đạt độ bù trừ sáng tối như mong muốn. Tùy theo chế độ phơi sáng bạn cài đặt cho máy sẽ làm ảnh hưởng đến độ bù trừ sáng – tối của bức ảnh.
1.4. Hiển thị Histogram
Sự phân bổ ánh sáng trong bức ảnh chính là Histogram. Đồ thị Histogram sẽ thay đổi do vị trí các góc chụp khác nhau. Khi tìm hiểu về cách dùng máy ảnh Nikon, bạn không nên bỏ qua phần này, bởi hiểu rõ về nó sẽ cho bạn điều chỉnh được độ phơi sáng của mình để đảm bảo chụp được nhiều chi tiết tối đa theo phông màu của bức ảnh.
Phần trục ngang trong Histogram sẽ cho bạn thấy mức sáng của các phông màu trong hình ảnh ghi được, trục bên trái sẽ cho bạn thấy màu đen nhất, trục bên phải cho bạn thấy màu sáng nhất. Phần ở giữa hai trục trái – phải sẽ cho bạn biết khu vực mà các tông màu chính xác khác sẽ hiển thị trong hình ảnh. Máy ảnh kỹ thuật số Nikon rất dễ dàng thao tác cho phần Histogram này.
Bạn hãy nhấn nút Play sau đó chuyển sang phía trên hoặc dưới cùng của bảng điều khiển ở phía sau để di chuyển qua các mức hiển thị khác nhau, cho đến khi nào Histogram hiển thị được bên cạnh hình ảnh bạn đã chụp. Nếu như đồ thị thể hiện bên trái nhiều hơn, nghĩa là ảnh bị tối, hãy chú ý phơi sáng các bức tiếp theo để cân bằng và thực hiện ngược lại nếu biểu đồ tập trung ở góc phải nhiều hơn.
1.5. Cài đặt Burst mode
Burst Mode trong cài đặt máy ảnh Nikon có thể hiểu là phần giúp bạn có thể chọn chế độ chụp một hay nhiều lần về 1 khung hình khi bắt đầu nhấn nút chụp. Nếu để ý bạn sẽ thấy mỗi máy ảnh Nikon để có 2 chế độ chính và chụp liên tục và chụp đơn, 1 lần.
Trong chế độ chụp đơn bạn chỉ bắt được khoảnh khắc của vật thể chỉ 1 lần nhưng với chế độ chụp nhiều lần bạn sẽ bắt được nhiều khoảnh khắc hơn, nhất là các vật thể đang chuyển động khi tay bạn nhấn và giữ nguyên nút chụp. Cách chụp ảnh tốt nhất cho chế độ liên tục là hãy chụp những cầu thủ đang thi đấu thể thao, bạn nên bắt 3 – 5 hình ảnh lúc đang cao trào của trận đấu.
Việc này sẽ giúp bạn không mất nhiều bức ảnh hay khoảnh khắc cần thiết. Bên cạnh đó, hãy nhớ giữ bộ nhớ còn trống nhiều để bắt được nhiều ảnh hơn. Áp dụng 10 cách chụp phong cảnh lấy nét nhanh bắt chuyển động tốt cũng giúp bạn có những tấm ảnh đẹp mê hồn, ấn tượng.
1.6. Giảm rung lắc
Mặc dù là chiếc máy ảnh chụp đẹp, nét tốt và thuộc phân khúc giá tốt nhưng với Nikon, việc bạn biết cách lấy nét chưa hẳn là cách giúp bạn có một bức hình đẹp mà còn phải kết hợp với việc để máy ảnh không rung khi bấm máy nữa. Cơ chế giảm rung hoạt động khi tốc độ màn trập được sử dụng chậm hơn nhiều so với thông thường. Lúc này bạn sẽ nhận được tấm ảnh sắc nét. Điều này phát huy tốt hơn khi bạn chụp ở ánh sáng thấp.
Tuy nhiên, bạn có thể mua kèm phụ kiện máy ảnh hỗ trợ tốt cho việc chụp ảnh như chân máy ảnh, trong trường hợp màn trập và ống kính dài để chống rung tốt hơn. Để cho tốc độ màn trập chậm hơn, bạn hãy kích hoạt hệ thống VR Nikon để chụp được chế độ 1/30 giây nhé.
1.7. Kiểm soát và điều chỉnh tông màu máy ảnh
Hệ thống Picture Control trên Nikon sẽ giúp bạn điều khiển được tông màu máy ánh bằng các thiết lập có sẵn để tạo ra các hiệu ứng như: đơn sắc, chân dung, phong cảnh, tiêu chuẩn, sặc sỡ hay màu trung lập.
Hệ thống Picture Control Nikon bao gồm DSLR, Nikon 1 và COOLPIX. Bạn có thể thử nghiệm các chế độ thiết lập khác nhau trong Picture Control hoặc có thể sử dụng thêm vào các phần mềm xử lý hậu kỳ của Nikon để tạo ra những phong cách chụp hình mang đậm dấu ấn cá nhân riêng biệt bạn nhé!
1.8. Điều chỉnh khẩu độ máy ảnh
Khẩu độ được biết đến là độ mở của ống kính với nhiều lá xếp chồng lên nhau, kiểm soát lượng ánh sáng đi vào máy ảnh. Phần giá trị của các nấc khẩu độ càng nhỏ thì độ mở ống kính càng to và ngược lại.
Khẩu độ cũng điều chỉnh được độ sâu trường của các bức ảnh (các nét mờ ảo của ảnh). Khi giá trị của khẩu độ càng nhỏ thì nền ảnh sẽ càng mờ và ngược lại. Khẩu độ của ống kính còn ảnh hưởng đến tốc độ của phàn cửa trập. Khi giá trị của khẩu độ ở mức thấp thì sẽ có nhiều ánh sáng đi qua khung hình hơn và ngược lại.
Bạn có thể thử nhiều khẩu độ khác nhau để cho ra đời nhiều bức ảnh sáng tạo. Nếu muốn tìm hiểu thêm về các cách quay phim bằng máy ảnh, hãy thử tham khảo bài viết về những chiếc máy ảnh có chức năng quay phim chất lượng giá tốt bạn nhé!
2. Khắc phục một số lỗi thường gặp
2.1. Lỗi FEE
Đây là lỗi bạn sẽ mắc phải khi lắp phần ống kính máy Nikon của đời cũ vào máy ảnh đời mới hơn mà lại quên mất việc chuyển đổi độ mở về nấc của khẩu độ bé nhất hoặc trong lúc bạn lắp phần ống kính đó bạn đã có thể lỡ làm chuyển động vòng độ mở mà không biết. (Những ống kính loại G sẽ không xuất hiện loại lỗi này)
Để khắc phục lỗi FEE này, bạn chỉ cần chỉnh lại khẩu độ đến số F có giá trị cao nhất (thường là số 16 hoặc số 22). Khẩu độ có giá trị lớn nhất trên ống kính Nikon có màu cam nên bạn rất dễ nhận biết nó. Sau khi chỉnh xong khẩu độ đến con số lớn nhất, đừng quên khóa khẩu độ bạn nhé.
2.2. Khắc phục lỗi F-
Lỗi F- xảy ra khi máy ảnh và ống kính không “nhận ra” nhau, không tiếp xúc được với nhau. Để sửa lỗi này, đầu tiên hãy thử tháo ống kính ra rồi lắp lại xem có còn báo lỗi tương tự không. Lưu ý vặn ống kính vào thân máy sao cho nghe được tiếng click thì mới khớp; hoặc bạn có thể thử đem ống kính lắp vào 1 thân máy khác xem vấn đề xảy ra ở ống kính hay là thân máy. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử bằng cách chuyển về tình trạng chỉnh tay – Manual để sửa lỗi.
Lỗi F này bạn còn có thể gặp ở chỗ: lỗi hình tam giác với một con số F nào đó. Trong trường hợp máy báo lỗi này, bạn hãy hiểu rằng thân máy và ống kính đang không ăn khớp được với nhau. Nếu bạn đang dùng máy không có bộ phận CPU, thì nguyên nhân sẽ do bạn chưa vặn chính xác độ mở cực đại mà ống kính có.
Bạn có thể quan sát con số nằm ngay bên cạnh số F để biết kết quả bởi con số này thể hiện khoảng cách xa nhất đối với độ mở ống kính có giá trị lớn nhất trên những ống kính không kèm theo phần CPU.
2.3. Cách khắc phục lỗi Err
Cũng giống như các dòng máy hãng Canon, khi máy ảnh Nikon của bạn thông báo Err nghĩa là máy đang gặp sự cố nặng, bởi lúc này máy ảnh của bạn sẽ bị ngưng hoạt hoạt động. Bạn có thể sửa bằng cách tắt nguồn máy xong bật lại để xem kết quả ra sao bởi có thể do máy ảnh – ống kính Nikon không ăn khớp được với nhau do bụi bẩn bám lên hoặc chỗ màn trập đã gặp vấn đề.
Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét đến khả năng chỗ nút chụp ảnh bị kẹt, bạn nên nhấn đi nhấn lại để đảm bảo xem vấn đề có nằm ở đó hay không hoặc cũng có thể lỗi gây ra do các thông số kỹ thuật phơi sáng tự động đã ngừng hoạt động. Trong lúc quan sát và bạn có thể nhìn thấy chỗ ống kính hay chỗ máy ảnh bị dính bụi bẩn ở phần chân tiếp xúc, hãy dùng vải mềm làm sạch chỗ này nhẹ nhàng.
Trong trường hợp không có gì khả quan hơn, hãy tiến hành thử hết các cách như lắp một chiếc ống kính khác vào, tháo pin – thẻ nhớ ra rồi sau đó lắp nguyên lại. Nếu thực hiện hết các thao tác những vấn không có kết quả, hãy mang đến tiệm sửa chữa máy ảnh Nikon chuyên nghiệp, uy tín để nhờ kiểm tra nhé.
2.4. Lỗi chữ (-E-)
Khi thân máy Nikon không nhận diện được thẻ nhớ, sẽ xuất hiện lỗi chữ -E-. Nguyên nhân dẫn đến điều này có thể là do ở chỗ chân tiếp xúc của máy bị cong hoặc bị hỏng. Bạn hãy thử sửa bằng cách lấy thẻ nhớ ra và cắm lại hoặc thử bằng thẻ khác xem lỗi còn hay không nhé.
Bài viết trên đây đã chia sẻ với bạn về những cách chỉnh máy ảnh Nikon cũng như các thiết lập cơ bản trong đó, mong rằng sẽ giúp bạn có được những shoot hình thật đẹp như mong muốn.