Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Chúng ta thường tập trung vào các đặc tính bên ngoài bao gồm da, chiều cao, béo gầy, mắt, mũi, cằm hay tai…. Dựa theo khuynh hướng di truyền hoặc tỉ lệ, tách ra 3 phần:
– Di truyền gần như tuyệt đối 100% (bao gồm da, cằm và mắt hai mí…)
– Di truyền trên 50% (bao gồm chiều cao, gầy béo…)
– Di truyền sau này liên kết lại (bao gồm hình dạng chân…)
Một số đặc điểm sau đây có khả năng cao bé sẽ được di truyền từ bố hoặc mẹ.
Màu da
Chúng ta có thể nhận thấy rằng người da vàng ít khi có thể sinh con màu da trắng hoặc đen, người da trắng khó mà sinh được con màu da vàng hay da đen. Đó chính là sự phân biệt giữa các sắc tộc với nhau. Màu da tuân thủ theo nguyên tắc tự nhiên là màu “trung hòa” giữa bố và mẹ.
Bố mẹ da khá đen, chắc chắn không có con da trắng. Nếu một người đen, một người trắng, sau giai đoạn “trung hòa” của thai nhi, đa phần màu da của trẻ sẽ là màu “trung hòa” (không đen không trắng). Tuy nhiên, thỉnh thoảng cũng có khuynh hướng nghiêng về một bên, bố hoặc mẹ.
Hình dạng cằm
Cằm của bé thường được di truyền theo bố hoặc mẹ – người có chiếc cằm nổi bật đặc biệt. Đây là di truyền rõ rệt “không cần bàn bạc”. Ví dụ, nếu một người bố hoặc mẹ có chiếc cằm to nổi trội, trẻ có thể sẽ không ngoại lệ, cũng có một chiếc cằm to giống y hệt như vậy. Còn nếu bố hoặc mẹ có chiếc cằm chẻ thì khả năng cao bé sẽ được thừa hưởng điều này.
Mắt hai mí
Có nhiều nước mà người dân hầu hết là mắt hai mí hoặc mắt một mí. Thực tế, mí mắt cũng là đặc điểm được di truyền. Nếu bố mẹ là mắt hai mí, đa phần sẽ truyền lại cho con. Kể cả khi một số trẻ khi chào đời có mắt một mí nhưng khi lớn lên đa phần lại thành mắt hai mí.
Ngoài ra, cặp mắt to, vành tai to, sống mũi cao, lông mi dài… đều là 5 bộ phận có đặc tính di truyền rõ rệt từ bố mẹ sang con. Đối với trẻ, hình dạng mắt, mắt lớn bé đều di truyền từ bố mẹ và mắt to có gen di truyền nổi trội hơn mắt nhỏ. Chỉ cần một người trong bố mẹ có mắt to, khả năng con có mắt to sẽ lớn hơn.
Chiều cao
Các nhà khoa học cho rằng chiều cao của bé có 70% được quyết định bởi yếu tố di truyền. Những yếu tố sau này như ăn uống, tập luyện, dù có khoa học đến đâu cũng chỉ chiếm khaongr 30 %. Nếu cả hai bố mẹ đều cao, cơ hội trẻ cao lớn là 75%, cơ hội lùn là 25%. Nếu hai bố mẹ đều lùn, khả năng cao là bé không thể cao được. Còn nếu bố mẹ một người cao, một người thấp, chiều cao của trẻ được quyết định bởi các yếu tố khác.
Khi chiều cao được quyết định bởi nhiều yếu tố khác, nếu muốn tăng chiều cao cho trẻ, bố mẹ nên chú trọng chăm sóc trẻ từ trong giai đoạn thai nghén bằng cách bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết. Khi trẻ ở giai đoạn phát triển, bố mẹ cần tạo cho bé thói quen tập thể dục hàng ngày cùng với một chế độ ăn uống hợp lý.
Gầy, béo
Có rất nhiều người béo mãi mà không thể giảm được cân, trong khi đó có những người ăn rất nhiều mà không tăng cân nổi, Nguyên nhân phần lớn là vì béo hay gầy đều được di truyền từ bố mẹ sang con cái.
Nếu trong bố mẹ có một người béo phì, nguy cơ trẻ béo phì là 30%. Nếu cả hai người đều béo, tỉ lệ trẻ béo từ 30-60%. Cũng có quan điểm cho rằng, người mẹ đóng vai trò lớn trong phương diện hình dáng của trẻ. Béo hay gầy đa phần có 50% được xác định bởi yếu tố con người. Sau này trẻ hoàn toàn có thể thông qua chế độ dinh dưỡng, ăn uống hợp lý và tập luyện đầy đủ để giúp cho cơ thể cân bằng, đối xứng.
Âm thanh, âm điệu giọng nói
Âm điệu của giọng nói cũng là một trong những yếu tố di truyền. Âm thanh của trẻ thường gần với bố mẹ. Nếu tiếng cười của bố trong sáng, cởi mở, mẹ lại nói lớn, trẻ rất khó có âm thanh mỏng, nhẹ. Thông thường, âm thanh của con trai gần với bố, con gái có âm gần giống mẹ. Tuy nhiên âm thanh cao thấp, âm lượng, chất giọng… không chỉ liên quan đến cổ họng mà còn do các nhân tố như mũi to hay nhỏ, há miệng lớn hay bé, lưỡi ngắn hay dài… quyết định. Ngoài ra, nếu luyện giọng bé cũng có thể thay đổi được âm thanh, giọng điệu.
Hình dạng chân
Chân của trẻ dài hay ngắn, chân to hay chân thon cũng bị ảnh hưởng khá nhiều theo di truyền. Ví dụ, nếu bố mẹ chân to thì con cũng có khả năng chân không thể thon được. Mặ dù vậy, ngay từ khi bé còn nhỏ, bố mẹ hoàn toàn có thể thông qua luyện tập để cho đôi chân của trẻ trở nên dài hơn, đẹp hơn.
Tuổi thọ
Tuổi thọ thực sự có nền tảng di truyền. Chúng ta có thể nhận thấy, các thành viên trong gia đình, có người sống thọ nhưng cũng có người đoản mệnh. Tính khuynh hướng tuổi thọ dài ngắn được hội tụ trong gia đình. Nếu trong gia đình có tiền lệ sống thọ, con cái của bạn có khả năng di truyền đặc trưng đó rất lớn.
Có sức thuyết phục nhất là điều tra các cặp song sinh cùng trứng. Tài liệu thống kê, cặp sinh đôi từ khoảng 60-75 tuổi tử vong, thời gian tử vong của cặp sinh đôi nam cách nhau bình quân 4 năm, song sinh nữ cách nhau 2 năm. Tuy nhiên, tuổi thọ cũng chịu ảnh hưởng của nhân tố môi trường, ví dụ như thói quen ăn uống, hoàn cảnh sinh hoạt, môi trường công việc…
Mũi
Thông thường, người có mũi to, cao và lỗ mũi to thường di truyền rõ rệt, chỉ người vợ hoặc chồng có sống mũi thẳng thì khả năng di truyền cho trẻ rất lớn. Nhân tố di truyền ở mũi sẽ kéo dài đến lúc trưởng thành, tức là khi nhỏ mũi tẹt, lớn lên cũng có khả năng mũi cao.Người da vàng mũi tẹt, sống mũi thấp, người da trắng sống mũi cao, hốc mũi sâu…đều là kết quả của sự di truyền để tạo nên đặc trưng phân biệt này.
Hói
May mắn dường như thuộc về các bé gái khi mà hầu như chỉ có các bé trai mới hay bị hói đầu theo gen di truyền. Theo đó, nếu người cha bị hói thì nguy cơ con trai bị hói lên tới 50% và thậm chí nếu người cha không bị nhưng ông nội bị hói thì nguy cơ này vẫn chiếm 25%.
Mụn trứng cá
Nếu cả bố và mẹ đều bị mụn trứng cá thì nguy cơ em bé sau này sinh ra sẽ bị mụn cao gấp 20 lần so với những gia đình không có tiền sử mắc triệu chứng này. Vì vậy, nếu muốn tránh mụn trứng cá cho con, bố mẹ cần kiêng ăn nóng khi mang thai cũng như có những biện pháp phòng tránh mụn cho bé.