Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
1. Bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh là gì
Trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 3 tuổi thường rất hay bị rôm sảy, nhất là trong những mùa nóng. Vậy rôm sảy là gì? Đó là một bệnh lý ngoài da, khi da trẻ bị phát ban hoặc mụn nhỏ màu đỏ hoặc hồng. Vị trí các bé hay bị nổi rôm sảy nhiều nhất thường là những nơi da bé tiếp xúc với vải quần áo hoặc nơi có nhiều nếp gấp của da như cổ, ngực, vai, bụng,… Ở những nơi da bị rôm sảy, bé sẽ cảm thấy ngứa và rất khó chịu.
Bệnh rôm sảy tuy không quá nguy hiểm và hoàn toàn có thể tự điều trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh tại nhà, nhưng nếu mẹ điều trị không đúng cách cho bé, các bé có thể bị những biến chứng nặng hơn như viêm loét da, da bị nhiễm trùng hoặc bị nấm,…
2. Nguyên nhân trẻ bị rôm sảy
Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây rôm sảy ở trẻ sơ sinh để biết cách chữa trị và phòng ngừa.
Mặc quá nhiều quần áo cho bé
Những người mẹ vì sợ cơ thể em bé dễ bị cảm lạnh nên thường mặc quần áo cho bé và che, ủ rất kín cho con. Tuy nhiên, điều đó lại vô tình khiến cho cơ thể bị nóng bức mà không thể thoát mồ hôi, và đây chính là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ, rôm sảy cho bé.
Không khí trong nhà nóng bức, không thoáng mát
Trong phòng để quá nhiều đồ đạc, không có gió quạt hay lỗ để thông hơi cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ dễ bị rôm sảy. Đặc biệt là trong khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam, vào mùa nóng không khí rất nóng và oi bức. Những vùng da em bé có nhiều nếp gấp sẽ không được thoáng mát, gây ra tình trạng nổi rôm sảy.
Vệ sinh da cho bé không tốt
Da của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh nếu không được vệ sinh, tắm lau kĩ càng cũng sẽ rất dễ khiến bé bị nổi rôm sảy. Đặc biệt là vùng da ở mông của trẻ sơ sinh, không được lau sạch sẽ dễ dẫn đến ẩm và ảnh hưởng làn da của bé. Vì vậy mà việc mua đồ dùng vệ sinh chăm sóc kỹ cho bé chất lượng tốt cần phải được chú trọng.
Do thời tiết nóng bức
Thời tiết ở Việt Nam rất nóng và oi bức, đặc biệt khi vào mùa khô, nhiệt độ có thể lên cao đến trên 40 độ C. Do đó, nguyên nhân chủ quan là thời tiết cũng sẽ gây nên tình trạng ngứa da vì rôm sảy, nổi mẩn đỏ ở trẻ nhỏ.
3. Triệu chứng của rôm sảy ở trẻ em
Dưới đây là những dấu hiệu thường gặp khi trẻ bắt đầu bị nổi rôm sảy.
Nổi nhiều sần nhỏ màu hồng trên da
Khi bắt đầu bị rôm sảy, cơ thể trẻ sẽ xuất hiện những nốt sần, nốt mẩn màu đỏ hoặc hồng trên da khiến cho trẻ ngứa ngáy và khó chịu.
Sần phân bổ ở vùng đầu, cổ, vai, lưng
Những nốt đỏ có thể mọc ở nhiều nơi trên cơ thể của bé. Đặc biệt ở vùng đầu, cổ hoặc vai, lưng, những nốt sần có thể sẽ mọc li ti và dày đặc, dễ lan rộng hơn những vùng khác trên cơ thể.
Trẻ bị ngứa ngáy, hay gãi, cào lên vùng da nổi đỏ
Những nốt mẩn đỏ mọc lên do nóng bức và không thoát được mồ hôi sẽ khiến trẻ rất ngứa ngáy và khó chịu. Nếu không đeo bao tay cho trẻ, tay trẻ sẽ rất hay gãi và cào lên vùng da ngứa khiến da bị xước và tình trạng nặng hơn.
4. Cách điều trị khi trẻ bị rôm sảy
Cho bé mặc quần áo thoáng mát
Cho mặc những áo quần cho trẻ sơ sinh mềm mại, không kích ứng sao cho thoải mái và không bị nóng bức, để những vết rôm sảy được thoáng khí, như vậy vết đỏ sẽ mau lặn hơn. Đây là cách trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh hiệu quả và dễ dàng nhất.
Giữ cho nhà cửa, nơi bé ở thoáng mát, sạch sẽ
Căn phòng của bé luôn phải thoáng mát và sạch sẽ, không khí dễ dàng lưu thông để vi khuẩn không dễ dàng phát triển, gây hại cho vết rôm sảy ở trẻ sơ sinh. Với những ngày thời tiết oi bức, độ ẩm cao có thể sử dụng máy điều hòa làm mát không khí giúp bé cảm thấy dễ chịu và tránh được tình trạng rôm sảy.
Tắm nước lá mát: khổ qua, chè xanh cùng một ít Lactacyd BB
Hãy pha một ít nước là mát như chè xanh hay khổ qua cùng một ít sữa tắm Lactacyd BB chống rôm sảy vào nước tắm của bé để kháng khuẩn và làm mát cho da bé, giúp vết đỏ mau lặn hơn. Nhớ lưu ý rửa và nấu nước lá thật sạch và vệ sinh.
Dùng khăn ẩm lau mát vùng rôm sảy
Để hạn chế tình trạng nóng bức khiến rôm sảy phát triển nhanh, hãy thường xuyên dùng giặt khăn với nước ấm, vắt ẩm để lau mát cho bé. Đồng thời thay khăn gạc mềm, nhẹ dịu thường xuyên tránh gây ẩm mốc, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ xâm nhập. Nếu bé phải di chuyển ra ngoài thì hãy chuẩn bị sẵn khăn giấy ướt mềm mại chống hăm và rôm sảy để lau toàn thân hạ nhiệt độ giúp bé cảm thấy thông thoáng.
Bôi thêm Calamine Lotion cho bé có da nhạy cảm
Trường hợp da của bé là da nhạy cảm, hãy thoa thêm một ít Calamine Lotion hoặc các loại phấn phòng ngừa rôm sảy cho trẻ em lên da sau khi tắm 5 phút.
Không nấu nước lá quá đặc để tắm cho bé
Để trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh hiệu quả, nhiều người mẹ Việt Nam tin dùng những loại thuốc dân gian từ cây nhà lá vườn. Những loại lá đó nếu được nấu và vắt sạch lấy nước để hòa một ít vào nước tắm sẽ rất tốt để vệ sinh vết rôm sảy ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu mẹ pha nước lá quá và nước tắm quá nhiều và quá đặc, nước lá có thể gây ra những tác dụng phụ và cơ thể em bé sẽ không được thoát mồ hôi hay vệ sinh sạch sẽ.
Không tắm nước lá nếu da bé bị mưng mủ
Khi da em bé bị rôm sảy nổi mẩn đỏ đã đến giai đoạn bị mưng mủ, mẹ hãy dừng ngay việc tắm nước lá cho bé. Vì những thành phần trong nước lá có thể sẽ thâm nhập vào đầu mụn bị hở khiến cho da bé bị mưng mủ và nhiễm trùng nặng hơn.
Không dùng sữa tắm người lớn để tắm và massage cho bé
Da trẻ em rất mịn và nhạy cảm chứ không như da người lớn, do đó những hóa chất trong sản phẩm tắm gội của người lớn có thể khiến cho da bé bị kích ứng, phát ban trở nên nặng hơn. Hãy dùng sữa tắm dành riêng cho em bé thành phần dịu nhẹ đã được kiểm chứng an toàn cho da em bé để vệ sinh cho bé.
Không tự ý bôi thuốc cho bé khi không có chỉ định hướng dẫn của bác sĩ
Khi bé bị rôm sảy nặng và phát sốt, rất nhiều người mẹ sẽ tự ý ra tiệm thuốc để mua thuốc cho con theo đơn kê của nhà thuốc hoặc bác sĩ. Đây là một việc làm hoàn toàn sai lầm. Tùy vào tình trạng vết mẩn đỏ và thể trạng của em bé sẽ có những liều thuốc trị rôm sảy cho trẻ dưới 1 tuổi khác nhau, hãy đưa bé đi khám bác sĩ để được khám và hướng dẫn dùng thuốc kỹ hơn.
Tránh cho trẻ ra ngoài khi trời nắng gắt
Tắm nắng sớm cho trẻ là rất tốt để bé có thể hấp thụ được vitamin D cho cơ thể. Tuy nhiên, nên hạn chế cho trẻ ra ngoài trời nắng gắt từ 10h sáng đến 15h chiều, vì thời gian đó những tia nắng cho chứa tia UV mạnh nhất. Nếu có việc cần thiết phải đưa trẻ ra ngoài trời, hãy đội mũ, mặc áo khoác kín đáo cho bé trước khi ra ngoài.
6. Lưu ý dấu hiệu nhiễm trùng khi bé bị rôm sảy
Bé khi bị rôm sảy sẽ có những dấu hiệu nhận biết sau đây, hãy chú ý để có thể phát hiện và trị rôm sảy cho trẻ dưới 1 tuổi nhanh nhất.
Vết đỏ nhiều hơn, sưng, đau
Bé nhỏ khi bị rôm sảy đầu tiên sẽ xuất hiện những vết mẩn nhỏ màu đỏ hoặc hồng, hơi sưng và đau khiến cho bé hay khóc, quấy và ngủ không ngon được một giấc dài. Nếu phát hiện sớm và chữa trị, những vết đỏ sẽ lặn mất sau 8 đến 10 ngày. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, hoặc vệ sinh không đúng cách, các vết đỏ sẽ nổi lên nhiều hơn, sưng và khiến cho bé bị đau, ngứa hơn nữa.
Xuất hiện mảng đỏ kéo dài ở vùng bị rôm
Với những bé rôm sảy đã lan rộng, xung quanh vùng bị rôm sảy trên da sẽ xuất hiện một mảng đỏ nhạt kéo dài.
Xuất hiện chảy mủ hoặc rỉ dịch
Ở những trường hợp em bé bị rôm sảy lâu ngày và nặng hơn, khi vi khuẩn đã xâm nhập và phát triển, những mụn đỏ sẽ bị lên mủ thậm chí nếu bé không được vệ sinh kỹ sẽ xảy ra hiện tượng chảy mủ và rỉ dịch.
Sưng bạch huyết ở cổ, nách, bẹn
Những trường hợp bé bị rôm sảy lâu ngày, nhiễm trùng nặng và nguy cấp hơn, bé có thể sẽ bị sưng bạch huyết ở những vị trí cổ, nách hoặc bẹn. Trường hợp này bé đã bị nặng, nếu không chữa trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho trẻ.
Sốt trên 37,5 độ C
Khi bị rôm sảy bắt đầu bị nổi ban đỏ, bé thường sẽ quấy khóc và ngủ không ngon giấc. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài và nặng hơn, bé sẽ bị nóng và sốt nhẹ, thậm chí sẽ trên 37,5 độ C nếu không vệ sinh đúng cách và chữa trị kịp thời cho bé.
7. Phòng ngừa rôm sảy cho trẻ nhỏ
Rôm sảy ở trẻ nhỏ tuy là một tình trạng phổ biến nhiều trẻ gặp phải, nhưng bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa rôm sảy bằng những cách đơn giản dưới đây:
Giữ cho cơ thể bé luôn thoáng mát
Với khí hậu Việt Nam như thế này, chỉ cần cho bé nằm trong phòng thoáng mát và tránh gió trực tiếp, sau đó mặc cho bé những bộ áo liền quần xinh với chất liệu thoáng mát, hút mồ hôi là được. Không nên ủ em bé quá kín bằng khăn hay chăn vì như thế sẽ khiến cơ thể bé bị bí bách và không thoát hơi được, rất dễ gây nên tình trạng rôm sảy.
Giữ nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ
Hãy giữ cho nhà cửa và căn phòng của bé luôn thoáng khí, mát mẻ và sạch sẽ để da bé luôn được thoải mái, không bức bí, và nhiều vi khuẩn.
Tắm bé sạch sẽ mỗi ngày
Hãy luôn giữ do da bé sạch sẽ và khô ráo bằng cách tắm rửa và vệ sinh cho bé kỹ càng mỗi ngày. Bạn có thể pha thêm dung dịch nước muối sinh lý vào nước tắm cho bé để diệt trùng những vi khuẩn.
Khi tắm cho bé, nên sử dụng những khăn bông mềm mại để hạn chế gây xước lên da bé. Sau khi bé đi vệ sinh, nhẹ nhàng lau khô bằng khăn ẩm và ấm ngay cho bé để tránh trình trạng da bé bị ẩm ướt không thoát hơi được.
Chọn sữa tắm có thương hiệu uy tín
Da của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh rất mỏng và nhạy cảm, vì thế hãy chọn loại sữa tắm diệt khuẩn cho bé tốt trị ngứa ngừa rôm sẩy có thành phần dịu nhẹ, chính hãng của các thương hiệu có uy tín trên thị trường để da bé không bị khô, dị ứng hay mẩn đỏ.
Làn da mỏng manh của bé nếu không được bảo vệ chu đáo sẽ dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập dẫn đến tình trạng rôm sảy ở trẻ sơ sinh. Qua những thông tin cung cấp hữu ích trên chắc hẳn bạn đã tìm được nguyên nhân và cách phòng ngừa. Tham khảo các loại kem chống hăm, trị rôm sảy tại websosanh.vn để chăm sóc bé an toàn và hiệu quả hơn nhé.