1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

10 trò chơi giúp bé phát triển và hoàn thiện các kỹ năng một cách toàn diện

Giành thời gian cùng bé yêu nhà bạn trải nghiệm các trò chơi thú vị, giúp bé khám phá thế giới xung quanh, phát triển kỹ năng toàn diện

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Websosanh – Các trò chơi thú vị với bé để tăng cường các kỹ năng và phát triển toàn diện cho con bạn không phải quá phức tạp. Trên thực tế, những trò chơi này không nên quá phức tạp. Bạn thậm chí có thể thấy rằng rất nhiều các trò chơi lý thú mà bạn có thể chơi với con để giúp chúng tìm hiểu về thế giới xung quanh, một cách tự nhiên nhất.

Để giúp bạn và bé có nhiều thời gian nhất có thể để chơi với nhau, hãy chắc chắn rằng bạn nhận ra các dấu hiệu của bé khi nào thực sự là thời gian bé muốn chơi. Các dấu hiệu đó bao gồm:

– Bé nhìn bạn hoặc người khác với vẻ hứng thú.

– Vươn người ra phía bạn

– Bé cười

Tuy nhiên những dấu hiệu sau thì lại chỉ ra rằng bé đã chơi đủ và muốn nghỉ ngơi. Đó là:

– Bé khóc

– Phì

– Nhìn đi chỗ khác.

Để giúp bé chơi vui với bạn và tìm hiểu thế giới xung quanh, bạn hãy thử chơi 10 trò sau. Bạn cũng có thể biến thể chúng theo cách của riêng bạn hoặc kết hợp với các trò chơi khác khi bạn cảm thấy bé đã sẵn sàng cho một trải nghiệm mới.

Trò chơi “ú…oà”

Bé hào hứng với trò chơi ú...oà

Bé hào hứng với trò chơi ú…oà

Đây là một trong những trò chơi với trẻ sơ sinh tốt và dễ nhất. Bạn chỉ việc lấy tay che mặt mình và sau đó mở tay ra và nói “ú….oà”

Cho đến khi các bé được khoảng 9 tháng tuổi thì trước đó bé sẽ không nhận ra rằng bạn vẫn ở đó khi khuôn mặt của bạn bị che đi. Vì vậy, con bạn sẽ bị thu hút bởi sự xuất hiện rồi biến mất theo hành động của bạn. Trò chơi này thậm chí còn giúp con bạn gần gũi với thế giới xung quanh khi chúng nhận ra rằng bạn sẽ quay trở lại ngay cả khi bạn đi ra ngoài.

Sau khi con bạn bắt đầu hiểu trò chơi này hơn, chúng sẽ cố gắng “tìm” bạn bằng cách tiếp cận với đôi tay của bạn khi bạn che mặt đi. Bạn có thể áp dụng trò chơi vào công việc khác như thay tã, mặc quần áo cho bé để tạo được không khí vui tươi cho cả bạn và con bạn.

Bắt chước.

Bé bắt chước theo bố mẹ

Bé bắt chước theo bố mẹ

Bạn có thể đọc được các tín hiệu từ bé cưng của mình để biết khi nào chơi với bé và hoạt động theo bạn.

Một ví dụ, nếu bé nhà bạn phát ra âm thanh ” a…”, bạn cũng hãy cố gắng bắt chước âm thanh của bé. Điều đó sẽ giúp bé phát triển nền tảng kỹ năng hội thoại. Tương tự như vậy, khi con bạn cười, bạn hãy cười lại với bé. Việc này sẽ giúp bé phát triển tự tin khi nhận ra rằng bạn cảm thấy vui vẻ và thích thú với hoạt động của con mình.

Nhảy cùng bé

Bé nhảy đầy hứng thú

Bé nhảy đầy hứng thú

Mọi đứa trẻ đều mong muốn chúng ta giành nhiều thời gian để ôm ấp chúng, giúp chúng cảm thấy an toàn và xây dựng mối gắn kết tình cảm với những người quan trọng trong cuộc sống của chúng.

Bạn hãy thử nhảy với con mình để gắn kết tình cảm và đáp ứng nhu cầu của bé. Nếu con bạn chơi với tâm trạng tươi vui, hãy thử nhảy điệu nhẹ nhàng, làm một số trò ngốc nghếch để bé cười. Nếu bé cảm thấy mệt mỏi hay buồn bã thì có lẽ bé muốn nhảy chậm lại để thích ứng với các chuyển động.

Hát và vỗ tay theo nhịp điệu

Trò chơi này có vẻ ngớ ngẩn, nhưng đó là cách tuyệt vời để bé phát triển một số kỹ năng quan trọng.

Đầu tiên, hãy nghe nhịp điệu và hát theo các giai điệu sẽ giúp bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Ngoài ra, những tiếng vỗ tay theo nhịp điệu cũng sẽ kích thích các giác quan của bé. Khi bé lớn hơn một chút, bé có thể sẽ cố gắng bắt chước theo các động tác bạn làm, giúp bé phát triển kỹ năng vận động của mình, kỹ năng phối hợp tay và mắt.

Mũi của con ở đâu ?

Chơi cùng các giác quan

Chơi cùng các giác quan

Nếu bạn muốn con mình phát triển kỹ năng ngôn ngữ đồng thời tạo niềm vui cho bé thì trò chơi đơn giản này lại là một phương pháp hoàn hảo.

Để thúc đẩy sự phát triển của bé, hãy hỏi: “Đâu là mũi của con ?” bằng giọng ngân nga. Sau đó, bạn hãy nhẹ nhàng chạm vào mũi bé là nói: “Đây là mũi của con!” với một niềm vui. Lặp đi lặp lại trò chơi này và chơi cùng con bạn với các bộ phận khác nhau trên cơ thể hoặc các đồ vật xung quanh. Trò chơi này sẽ giúp bé nhà bạn bắt đầu tìm hiểu ý nghĩa của các từ khác nhau.

Mảnh vải thú vị

Khi con bạn còn nhỏ, thế giới xung quanh giống như biển lớn với hàng loạt các trải nghiệm cảm giác mới. Các trò chơi phát triển tốt nhất là những trò chơi giúp đứa trẻ sơ sinh khám phá môi trường xung quanh một cách an toàn.

Xem cách con bạn chơi khi bạn đưa cho chúng một mảnh vải với các kết cấu khác nhau – chẳng hạn như vải bố, vải nhung, sa tanh vào tay chúng. Sự đa dạng trong kết cấu sẽ thu hút sự quan tâm của bé. Cũng có thể cùng lúc đó, bạn giữ miếng vải và chơi trò tạo sóng cùng chúng, giúp bé tăng cường vận động, phát triển cơ và kỹ năng điều phối hoạt động.

Chơi với lúc lắc

Chơi lúc lắc cùng bé

Chơi lúc lắc cùng bé

Có lẽ lúc lắc là đồ chơi quá phổ biến với trẻ nhỏ. Trò chơi này không chỉ giúp con bạn phát triển kỹ năng mà còn tạo những khoảng thời gian vui vẻ đầy tuyệt vời cho bé.

Khi bé nhà bạn còn nhỏ, hãy cố gắng lắc chiếc lúc lắc để bé nhìn theo. Sau đó bạn giấu chúng ra khỏi tầm nhìn của bé và tiếp tục tạo tiếng động từ các lúc lắc để chắc chắn rằng bé vẫn chú ý tới bạn. Chắc chắn rằng, không lâu sau, bé sẽ nỗ lực tìm xem tiếng lúc lắc phát ra từ đâu.

Giọng điệu

Trẻ rất thích nghe giọng nói của những người thân và cũng bị hấp dẫn bởi những âm thanh lặp đi lặp lại. Bạn sẽ cho bé tiếp xúc thường xuyên với các câu đồng dao hay các bài thơ có âm vần để bé làm quen.

Bạn có thể cho bé tiếp xúc với các vần điệu bất kỳ lúc nào – ngay cả khi tắm, lúc bé sắp ngủ hay khi bé trong ô tô. Trò chơi này giúp bé giải trí cũng như tăng khả năng ngôn ngữ của bé.

Chơi với bóng

Bạn có thể chơi bóng cùng con bạn rất lâu trước khi đứa con bé nhỏ của bạn có thể bắt và ném bóng.

Để trò chơi được thú vị, bạn nên chọn những quả bóng thiết kế cho trẻ sơ sinh với các kết cấu và màu sắc khác nhau để thu hút trẻ. Đầu tiên, hãy thử đưa bóng về phía bé và xem bé cố gắng làm gì. Bạn có thể chơi với bé bằng cách lăn bóng nhẹ nhàng hoặc đặt bóng vào một cái rổ. Khi bé chơi cùng bạn trò chơi này cơ bắp của bé cũng được phát triển và bé học thêm được nhiều hoạt động, từ việc bắt chước bạn đến chơi theo cách của riêng chúng.

Hát theo nhạc

Hát theo nhạc

Hát theo nhạc

Trẻ rất thích âm nhạc, từ những bài hát ru nhẹ nhàng đến tiếng trống nhịp nhàng và các bài hát ngắn ngô nghê. Thậm chí, cả những giai điệu bạn tự sáng tác, bé cũng sẽ yêu thích và hát cho bạn nghe. Hát cùng bé sẽ giúp tăng cường tình cảm giữa cha mẹ và con cái.

Cho bé cơ hội nghe nhiều loại nhạc khác nhau. Sau đó xem cách chúng phản ứng (Vui vẻ? Nhảy xung quanh? Cười?), có thể bạn sẽ biết được loại nhạc ưa thích của bé.

Bài hát không cần đúng nghĩa là một bài hát mà có thể thay đổi bằng các giai điệu về những gì bạn làm khi tắm cho bé hay đi dạo trong công viên. Việc cải tiến trò chơi này sẽ giúp bé tiếp cận với ngôn ngữ, giúp bé xây dựng vốn từ vựng cho mình.

Minh Hường

(Theo WebMD)

Websosanh.vn -Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức liên quan
Bình sữa cho trẻ sơ sinh loại nào tốt nhất nên mua?

Bình sữa cho trẻ sơ sinh loại nào tốt nhất nên mua?

Top 8 loại miếng dán hạ sốt cho trẻ sơ sinh tốt nhất hiện nay

Top 8 loại miếng dán hạ sốt cho trẻ sơ sinh tốt nhất hiện nay

Review các loại tã quần Huggies cho trẻ sơ sinh trên thị trường hiện nay

Review các loại tã quần Huggies cho trẻ sơ sinh trên thị trường hiện nay

Bỉm Huggies cho trẻ sơ sinh giá bao nhiêu?

Bỉm Huggies cho trẻ sơ sinh giá bao nhiêu?

Kem chống hăm cho trẻ sơ sinh loại nào tốt nhất trong tầm giá dưới 100.000 vnđ?

Kem chống hăm cho trẻ sơ sinh loại nào tốt nhất trong tầm giá dưới 100.000 vnđ?

Chọn mua quần áo cho trẻ sơ sinh

Chọn mua quần áo cho trẻ sơ sinh

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất