1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

Bộ đàm Motorola CP-1300

Bộ đàm Motorola CP-1300
Bộ đàm Motorola CP-1300

So sánh giá

So sánh giá của 0 nơi bán
  • Tất cả tỉnh
    • Tất cả tỉnh (0)
  • Giá có VAT
    • Giá có VAT
    • Giá cửa hàng
Mô tả chi tiết

Các tính năng trên máy bộ đàm Motorola CP-1300

Bộ đàm Motorola CP-1300 được thiết kế theo tiêu chuẩn quân đội Mỹ (MIL-STD C/D/E/F) nhỏ gọn trong lòng bàn tay nhưng rắn chắc, trọng lượng nhẹ.

Motorola CP-1300 được thiết kế sử dụng pin Li-ion nhằm kéo dài thời gian sử dụng.

Bộ đàm Motorola CP-1300 tích hợp chức năng VOX (Voice Activation) tự động kích hoạt phát bằng giọng nói (sử dụng chung với tai nghe có cần microphone - mua thêm).

                                                                                        

Thiết kế mã thoại âm thanh (Voice Scramble) với 4 mức độ nhằm đảm bảo bảo mật thông tin riêng.

Có đầy đủ bộ mã hóa và giải mã PL/DPL; Đặc biệt có thêm 6 code riêng

Chức năng quét kênh; Chức năng giới hạn thời gian đàm thoại; Tiết kiệm pin...

Lập trình, cài đặt tần số bằng phần mềm PC. Chức năng clone dữ liệu.

Thông số kỹ thuật của máy bộ đàm Motorola CP-1300

- Băng tần sử dụng: Băng tần VHF hoặc UHF

- Dãi tần số hoạt động: 136 - 174 MHz (VHF), 403 - 446 MHz (UHF1), 435 - 480 MHz (UHF2)

- Độ rộng kênh: 12.5 /20 /25 KHz

- Công suất phát: 5 W cho VHF, 4W cho UHF.

- Độ nhạy thu (12 dB SINAD): 0.25 µV

- Số kênh nhớ: 99

- Trọng lượng: 394.5 g

- Kích thước (RộngxCaoxDày): 55 x 120 x 36.5 mm

- Chuẩn va đập, rung động: MIL STD 810-C/D/E và TIA/EIA 603

- Chuẩn kín khít: IP54

Xuất xứ: Malaysia

Bảo hành: 24 tháng

Tiêu chí để lựa chọn một bộ đàm Motorola phù hợp

Bước 1: Lựa chọn băng tần cho máy bộ đàm UHF vs VHF

- Máy bộ đàm cầm tay có 2 loại băng tần khác nhau: VHF (tần số 136-174MHz) và UHF (tần số 400-470MHz).

- Chú ý nếu bạn mua thêm để dùng chung với số máy đang có sẵn thì bạn cần biết các máy đang sử dụng là băng tần nào (VHF/UHF), tần số là bao nhiêu và model là gì để chọn mua máy mới có thể dùng chung được với hệ thống cũ.

Nên chọn UHF hay VHF

+ Nếu là khu vực trống trải, ít có vật cản giữa các máy bộ đàm: Nên chọn VHF

+ Nếu trong nhà cao tầng, nhiều công trình xây dựng trong thành phố: Nên chọn UHF.

+ Khả năng được cấp phép sử dụng tần số cho vùng bạn sử dụng bộ đàm.

Chú ý:

- Khoảng cách liên lạc tối đa giữa hai máy cầm tay từ 2 người đứng trên mặt đất ở ngoài trời, nơi trống trải khoảng 3Km, trong thành phố không quá 2km. Trong các tòa nhà cao tầng, nơi các công trình kiến trúc được xây dựng với mật độ dầy thì cự ly sẽ ngắn hơn đáng kể.

- Các máy cầm tay có thể liên lạc với trung tâm của mình cự ly xa hơn nhiều so với cự ly giữa 2 máy cầm tay nếu máy tại trung tâm là loại cố định/ lưu động có công suất lớn và có Anten đặt trên cột cao (càng cao liên lạc càng xa).

Để tăng cự ly liên lạc giữa các máy cầm tay hay máy lưu động với nhau có thể dùng Bộ lặp (có anten lắp ở vị trí cao).

 

Bước 2: Lựa chọn tính năng cho bộ đàm.

Bạn cần quan tâm đến các tính năng sau:

- Công suất phát RF. Máy cầm tay thường có công suất 4-5 W, có một số loại có công suất 5,5W hay đến 7W. Công suất cao giúp tăng cự ly liên lạc.

- Công suất âm thanh. Cần công suất lớn nếu bạn hay dùng máy ở môi trường ồn ào.

- Các tính năng bảo vệ, an toàn: Kết cấu vững chắc theo tiêu chuẩn Quân đội Mỹ (MIL-STD810), chống nước xâm nhập (chuẩn IPXX), phòng nổ (dùng trong khu vực dễ cháy nổ)…

- Có mạch mã hóa và giải mã CTCSS, DTCS. Giúp tránh nghe các cuộc liên lạc không cần thiết khi có nhiều nhóm người dùng sử dụng chung 1 kênh tần số.

- Chức năng kích phát bằng giọng nói (VOX) giúp hoạt động rảnh tay.

- Khả năng nhập tần số từ bàn phím của máy: rất tiện lợi thường có ở các dòng máy phổ thông, đôi khi tính năng này lại làm người dùng vô tình làm sai tần số của kênh đã đặt làm cho máy không liên lạc được với các máy khác.

- Máy gọn nhẹ.

Xem thêm
Sản phẩm khác cùng mức giá
So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất