Bộ đàm Kenwood TK-3290 có 2 dải tần số: VHF 136-150Mhz, 150-174MHz; UHF 400-440MHz, 450-470MHz. Sử dụng công nghệ mã hóa tín hiệu giúp giảm thiểu nhiễu tín hiệu, máy có thể hoạt động lâu.
Thiết kế rắn chắc đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quân đội MIL-STD C/D/E của Bộ Quốc Phòng Mỹ về khả năng chịu va đập, chấn động, độ ẩm, bụi bẩn , mưa, . . .Thiết kế vỏ nhựa đặc biệt và khung nhôm bao kín, đầu nối anten thông minh chống lại những tác động mạnh, máy có thể hoạt động lâu dài và có tính ổn định cao.
Rất thích hợp sử dụng trong các môi trường nhiều bụi, dễ va chạm như Công Trình Xây Dựng, Nhà Máy, Kho Bãi, Nhà hàng, khách sạn, quán bia Với bộ sạc tiêu chuẩn KSC-15A giúp bạn sạc pin no nhanh chóng trong vòng 8h
Bộ đàm Kenwood TK-3290 hiện đang là model nhỏ gọn, nồi đồng cối đá nhất trong dòng Kenwood, với thiết kế chắc chắn đặc trưng riêng, rơi thoải mái không lo vỡ.
Dải tần: UHF 400-420 MHz ; 450-470MHz
Công suất phát: 10W
Số kênh nhớ: 16 kênh nhớ
Sử dụng tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ: Từ -30oC đến +60oC
Độ nhạy thu: 0,22 MV
Dung lượng pin: 2000 mAH
Chất liệu pin: Nion
Thời gian sạc Pin: 8 giờ
Thời gian sử dụng Pin: 812 giờ với chu kỳ sử dụng 5-5-90
Kích thước: 58 x 125.5x 35mm
Nguồn Pin: 7.4 V
Trọng lượng: 280 g
Bảo hành: 24 tháng
Xuất xứ: Singapore.
Bước 1: Lựa chọn băng tần cho máy bộ đàm UHF vs VHF
- Máy bộ đàm cầm tay có 2 loại băng tần khác nhau: VHF (tần số 136-174MHz) và UHF (tần số 400-470MHz).
- Chú ý nếu bạn mua thêm để dùng chung với số máy đang có sẵn thì bạn cần biết các máy đang sử dụng là băng tần nào (VHF/UHF), tần số là bao nhiêu và model là gì để chọn mua máy mới có thể dùng chung được với hệ thống cũ.
Nên chọn UHF hay VHF
+ Nếu là khu vực trống trải, ít có vật cản giữa các máy bộ đàm: Nên chọn VHF
+ Nếu trong nhà cao tầng, nhiều công trình xây dựng trong thành phố: Nên chọn UHF.
+ Khả năng được cấp phép sử dụng tần số cho vùng bạn sử dụng bộ đàm.
Chú ý:
- Khoảng cách liên lạc tối đa giữa hai máy cầm tay từ 2 người đứng trên mặt đất ở ngoài trời, nơi trống trải khoảng 3Km, trong thành phố không quá 2km. Trong các tòa nhà cao tầng, nơi các công trình kiến trúc được xây dựng với mật độ dầy thì cự ly sẽ ngắn hơn đáng kể.
- Các máy cầm tay có thể liên lạc với trung tâm của mình cự ly xa hơn nhiều so với cự ly giữa 2 máy cầm tay nếu máy tại trung tâm là loại cố định/ lưu động có công suất lớn và có Anten đặt trên cột cao (càng cao liên lạc càng xa).
Để tăng cự ly liên lạc giữa các máy cầm tay hay máy lưu động với nhau có thể dùng Bộ lặp (có anten lắp ở vị trí cao).
Bước 2: Lựa chọn tính năng cho bộ đàm
Bạn cần quan tâm đến các tính năng sau:
- Công suất phát RF. Máy cầm tay thường có công suất 4-5 W, có một số loại có công suất 5,5W hay đến 7W. Công suất cao giúp tăng cự ly liên lạc.
- Công suất âm thanh. Cần công suất lớn nếu bạn hay dùng máy ở môi trường ồn ào.
- Các tính năng bảo vệ, an toàn: Kết cấu vững chắc theo tiêu chuẩn Quân đội Mỹ (MIL-STD810), chống nước xâm nhập (chuẩn IPXX), phòng nổ (dùng trong khu vực dễ cháy nổ)…
- Có mạch mã hóa và giải mã CTCSS, DTCS. Giúp tránh nghe các cuộc liên lạc không cần thiết khi có nhiều nhóm người dùng sử dụng chung 1 kênh tần số.
- Chức năng kích phát bằng giọng nói (VOX) giúp hoạt động rảnh tay.
- Khả năng nhập tần số từ bàn phím của máy: rất tiện lợi thường có ở các dòng máy phổ thông, đôi khi tính năng này lại làm người dùng vô tình làm sai tần số của kênh đã đặt làm cho máy không liên lạc được với các máy khác.
- Máy gọn nhẹ.